Tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), giá heo hơi đang giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi “than khóc” vì tiền bán ra không đủ bù vốn. 

Trong những ngày qua, người nuôi heo ở vùng ĐBSCL cho biết giá heo hơi đang trên đà giảm mạnh, hiện còn 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ. Tại các trang trại lớn, nguồn con giống tốt, chăn nuôi giỏi chi phí nuôi heo khoảng 3,8 triệu đồng/tạ.
Trong khi đó, đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cao hơn, dao động từ 4 – 4,2 triệu đồng/tạ. Với giá này, người chăn nuôi tại các tỉnh ĐBSCL đang thua lỗ nặng.

 
Tìm hiểu nguyên nhân giá heo hơi giảm mạnh trong thời gian vừa qua, một số thương lái cho rằng do sức tiêu thụ heo hơi về các tỉnh phía Bắc giảm, trong khi nguồn cung heo tới lứa đang tăng. 
Bên cạnh đó, vừa qua khu vực chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở miền Đông Nam bộ và một số tỉnh miền Tây vào đợt kiểm tra nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và phát hiện một số trường hợp vi phạm. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng khiến sức mua giảm, dù thịt heo bán tại các chợ trong vùng đã giảm giá.
Anh N.V.An, một chủ chăn nuôi đàn heo gần 50 con tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cho biết, với giá bán heo hơi 37.000 đồng/kg như hiện nay thì gia đình anh An đang lỗ vài trăm ngàn đồng/con heo.
Tính toán đàn heo gần 50 con, anh An cho biết, từ khi vào lứa, anh phải mua giống với giá cao cộng với chi phí thức ăn chăn nuôi đã đẩy giá thành nuôi một con heo cao. “Với giá thấp như hiện tại dù có lỗ tôi vẫn phải bán, nếu không bán để càng lâu chi phí càng cao, càng lỗ”, anh An buồn rầu nói.
Một thương lái chuyên vận chuyển heo từ Bạc Liêu ra Hà Nội cho biết, trong thời gian vừa qua, người tiêu dùng ở các tỉnh Bạc Liêu, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh quay lưng với thịt heo sau thông tin sử dụng chất cấm tại một số công ty chăn nuôi bị phát hiện. Anh này nhận định, mức giá này sẽ vẫn tiếp tục duy trì vì nguồn heo trong dân còn khá nhiều và nhu cầu tiêu thụ thịt chưa được cải thiện.

Trong khi đó, khảo sát của Vinanet tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ ở Hà Nội, giá thịt heo vẫn đang ở mức cao ngất ngưởng. Cụ thể, giá thịt heo ba chỉ lẻ dao động từ 80.000 – 90.000 đồng/kg, giá thịt heo mông từ 85.000 – 95.000 đồng/kg, thịt heo đùi 80.000 – 85.000 đồng/kg.
Tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, HN) chị Bùi Thị Yến, một tiểu thương bán thịt heo cho hay, trung bình mỗi ngày chị Yến bán ra khoảng gần một tạ thịt các loại. Nguồn hàng chị Yến chủ yếu lấy lại từ các chợ đầu mối Long Biên. Tuy nhiên, khi hỏi vì sao giá thịt heo hơi đang giảm mạnh, giá bán lẻ ra vẫn giữ nguyên, chị Yến cho hay, do chi phí vận chuyển cùng với lượng hao hụt nên không thể giảm giá.
“Chúng tôi chỉ là người bán lẻ, giá mua vào vẫn đắt như trước không thể rẻ hơn được. Chi phí vận chuyển, xăng xe đi lại, chưa kể lượng thịt hao hụt trong quá trình vận chuyển nên không thể giảm giá là điều đương nhiên”, chị Yến nói.
Trước đó, trả lời báo chí, ông Trương Phước Thông, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thú y Bạc Liêu cho biết, nguyên nhân khiến người chăn nuôi lợn trong tỉnh bị thua lỗ do không chủ động được con giống, chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ. 
Đồng thời, người dân chưa hình thành được chuỗi chăn nuôi mà chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ, thiếu sự hợp tác liên kết giữa 4 nhà nên sản phẩm đầu ra của người nuôi lợn Bạc Liêu dễ bị tư thương ép giá, dẫn đến thua lỗ. 
 
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, trong tháng 8 vừa qua, Bộ đẩy mạnh công tác chỉ đạo quản lý và sản xuất chăn nuôi, trọng tâm là kiểm tra, đánh giá chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi. Đồng thời, rà soát một số quy định về chất cấm và các quy định liên quan đến TACN.

Kết quả 8 tháng, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, các mô hình chăn nuôi có qui mô lớn, năng suất cao, an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường đang có chiều hướng phát triển; sản lượng sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và một phần cho hoạt động xuất khẩu. Theo số liệu Tổng cục thống kê đến 1/7/2015: đàn trâu cả nước ước giảm 1%, đàn bò tăng 2,5%, đàn lợn có 27,7 triệu con, tăng 2,82% và đàn gia cầm có 347 triệu con, tăng 4,5%so với cùng kỳ năm 2014.

 
ĐTK tổng hợp

Giá heo hơi giảm mạnh, người chăn nuôi lỗ nặng

Tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), giá heo hơi đang giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi “than khóc” vì tiền bán ra không đủ bù vốn. 

Trong những ngày qua, người nuôi heo ở vùng ĐBSCL cho biết giá heo hơi đang trên đà giảm mạnh, hiện còn 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ. Tại các trang trại lớn, nguồn con giống tốt, chăn nuôi giỏi chi phí nuôi heo khoảng 3,8 triệu đồng/tạ.
Trong khi đó, đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cao hơn, dao động từ 4 – 4,2 triệu đồng/tạ. Với giá này, người chăn nuôi tại các tỉnh ĐBSCL đang thua lỗ nặng.

 
Tìm hiểu nguyên nhân giá heo hơi giảm mạnh trong thời gian vừa qua, một số thương lái cho rằng do sức tiêu thụ heo hơi về các tỉnh phía Bắc giảm, trong khi nguồn cung heo tới lứa đang tăng. 
Bên cạnh đó, vừa qua khu vực chăn nuôi tập trung quy mô lớn ở miền Đông Nam bộ và một số tỉnh miền Tây vào đợt kiểm tra nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và phát hiện một số trường hợp vi phạm. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng khiến sức mua giảm, dù thịt heo bán tại các chợ trong vùng đã giảm giá.
Anh N.V.An, một chủ chăn nuôi đàn heo gần 50 con tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cho biết, với giá bán heo hơi 37.000 đồng/kg như hiện nay thì gia đình anh An đang lỗ vài trăm ngàn đồng/con heo.
Tính toán đàn heo gần 50 con, anh An cho biết, từ khi vào lứa, anh phải mua giống với giá cao cộng với chi phí thức ăn chăn nuôi đã đẩy giá thành nuôi một con heo cao. “Với giá thấp như hiện tại dù có lỗ tôi vẫn phải bán, nếu không bán để càng lâu chi phí càng cao, càng lỗ”, anh An buồn rầu nói.
Một thương lái chuyên vận chuyển heo từ Bạc Liêu ra Hà Nội cho biết, trong thời gian vừa qua, người tiêu dùng ở các tỉnh Bạc Liêu, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh quay lưng với thịt heo sau thông tin sử dụng chất cấm tại một số công ty chăn nuôi bị phát hiện. Anh này nhận định, mức giá này sẽ vẫn tiếp tục duy trì vì nguồn heo trong dân còn khá nhiều và nhu cầu tiêu thụ thịt chưa được cải thiện.

Trong khi đó, khảo sát của Vinanet tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ ở Hà Nội, giá thịt heo vẫn đang ở mức cao ngất ngưởng. Cụ thể, giá thịt heo ba chỉ lẻ dao động từ 80.000 – 90.000 đồng/kg, giá thịt heo mông từ 85.000 – 95.000 đồng/kg, thịt heo đùi 80.000 – 85.000 đồng/kg.
Tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, HN) chị Bùi Thị Yến, một tiểu thương bán thịt heo cho hay, trung bình mỗi ngày chị Yến bán ra khoảng gần một tạ thịt các loại. Nguồn hàng chị Yến chủ yếu lấy lại từ các chợ đầu mối Long Biên. Tuy nhiên, khi hỏi vì sao giá thịt heo hơi đang giảm mạnh, giá bán lẻ ra vẫn giữ nguyên, chị Yến cho hay, do chi phí vận chuyển cùng với lượng hao hụt nên không thể giảm giá.
“Chúng tôi chỉ là người bán lẻ, giá mua vào vẫn đắt như trước không thể rẻ hơn được. Chi phí vận chuyển, xăng xe đi lại, chưa kể lượng thịt hao hụt trong quá trình vận chuyển nên không thể giảm giá là điều đương nhiên”, chị Yến nói.
Trước đó, trả lời báo chí, ông Trương Phước Thông, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thú y Bạc Liêu cho biết, nguyên nhân khiến người chăn nuôi lợn trong tỉnh bị thua lỗ do không chủ động được con giống, chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ. 
Đồng thời, người dân chưa hình thành được chuỗi chăn nuôi mà chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ, thiếu sự hợp tác liên kết giữa 4 nhà nên sản phẩm đầu ra của người nuôi lợn Bạc Liêu dễ bị tư thương ép giá, dẫn đến thua lỗ. 
 
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, trong tháng 8 vừa qua, Bộ đẩy mạnh công tác chỉ đạo quản lý và sản xuất chăn nuôi, trọng tâm là kiểm tra, đánh giá chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi. Đồng thời, rà soát một số quy định về chất cấm và các quy định liên quan đến TACN.

Kết quả 8 tháng, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, các mô hình chăn nuôi có qui mô lớn, năng suất cao, an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường đang có chiều hướng phát triển; sản lượng sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và một phần cho hoạt động xuất khẩu. Theo số liệu Tổng cục thống kê đến 1/7/2015: đàn trâu cả nước ước giảm 1%, đàn bò tăng 2,5%, đàn lợn có 27,7 triệu con, tăng 2,82% và đàn gia cầm có 347 triệu con, tăng 4,5%so với cùng kỳ năm 2014.

 
ĐTK tổng hợp
Ðọc thêm..

Để đáp ứng yêu cầu tham gia chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo, nhiều chủ trang trại đã đầu tư hệ thống chuồng trại hiện đại hơn, với quy trình chăn nuôi khép kín từ khâu chọn con giống đến thức ăn, đảm bảo vệ sinh chuồng trại…

Trong khi nhiều người tiêu dùng vẫn còn nghi ngại về chất lượng thịt heo tham gia chuỗi truy xuất nguồn gốc, theo ghi nhận thực tế của phóng viên Tuổi Trẻ tại các trang trại và cơ sở giết mổ cho thấy quá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ… đều được kiểm soát và giám sát chặt chẽ.
Xí nghiệp chăn nuôi heo Tràng An -Nho Quan -Ninh Bình theo tiêu chuẩn khép kín và được kiểm soát nghiêm ngặt
Kiểm soát từ con giống đến thức ăn chăn nuôi
Bước vào trại chăn nuôi heo của ông Trần Văn Tâm (H.Củ Chi, TP.HCM), chúng tôi khá ngạc nhiên bởi không khí bên trong chuồng lạnh hơn bên ngoài, cũng không nghe mùi hôi như hình dung ban đầu.
Chỉ vào hai cái máy lạnh gắn ở góc chuồng, ông Tâm cho biết trại nuôi heo này áp dụng quy trình khép kín, xử lý vệ sinh nghiêm ngặt để giảm mùi hôi xuống mức thấp nhất.
 
“Máy lạnh được mở 24/24 nên heo ít vận động, ăn ít hơn với heo thông thường và nhanh lớn” – ông Tâm giải thích.
Chưa đến 8 giờ sáng, đàn heo hơn 600 con đã kêu inh ỏi đòi… ăn. Trung bình mỗi con heo được cho ăn 2,5 kg/bữa. Hơn 20 phút cho heo ăn, ông Tâm kiểm tra và ghi chép giờ ăn cho từng con, với đầy đủ chi tiết như con heo số mấy ăn bao nhiêu thức ăn, có ăn hết hay không…
Trang trại được chia làm ba khu riêng biệt, gồm khu nuôi heo nái đang thời kỳ sinh sản, khu heo con từ 5-28 ngày tuổi và khu nuôi heo thịt đang thời kỳ xuất chuồng. Đàn heo trong chuồng được phân theo lô như lô A, B, C, D…, mỗi ô mười con và được đánh số như A1, B1…
Dạo một vòng, nhận thấy con heo B6 ăn chậm hơn những con heo khác, ông Tâm liền kiểm tra nhưng không thấy gì đáng ngại nên ghi vào mục lưu ý.
Sau khi cho heo ăn xong, ông Tâm đi kéo dây nước tắm cho heo, lũ heo thích thú vùng vẫy với nước mát trước khi nằm lăn kềnh ra.

Do đã tham gia chương trình VietGAP, quá trình nuôi heo của trang trại được ông Tâm áp dụng quy trình chuẩn, nên trang trại này dễ dàng đạt chuẩn tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo.
Theo ông Tâm, để đáp ứng yêu cầu của chương trình heo truy xuất nguồn gốc, việc cho ăn và dùng thuốc phải đúng theo liều lượng và quy trình được kiểm soát chặt. Mỗi heo con đều có thẻ tai (thẻ thứ tự) được cấp sẵn, heo xuất chuồng được thú y đóng mộc VietGAP theo từng lô.
Việc cho ăn cũng phải theo công thức và loại thức ăn như yêu cầu của doanh nghiệp (DN) thu mua.
“Tui ký hợp đồng với DN cung cấp cám hằng năm theo từng đàn. Cách vài tuần có người của DN đến kiểm tra lượng cám cho ăn có đúng chất lượng hay không. Khi có dấu hiệu khác thường, DN sẽ bị kiểm tra ngay” – ông Tâm nói.
Cũng theo ông Tâm, việc triển khai chương trình heo truy xuất nguồn gốc là cần thiết, từng bước lấy lại niềm tin của người tiêu dùng, cũng như khuyến khích chăn nuôi sạch.

Sau nhiều năm gặp khó do giá heo thất thường, khi nghe thông tin về chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo, anh Mạnh Hữu (H.Củ Chi) quyết định rút sổ tiết kiệm hơn 500 triệu đồng để đầu tư bài bản cho trang trại chăn nuôi heo và tăng đàn.
Ngoài hệ thống chuồng trại đạt chuẩn, anh Hữu còn đầu tư hệ thống biogas với 3.000m2, đảm bảo chất thải được xử lý sạch để không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời xây thêm một bể lọc khí biogas, tận dụng khí biogas để phát điện cung cấp lại cho toàn bộ trang trại.
“Nhờ quy trình khép kín nên chi phí nuôi heo giảm đi rất nhiều. Với đầu ra được đảm bảo và giá cả ổn định, tới đây tôi sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một chuồng trại khép kín, có quy mô nuôi khoảng 1.000 con” – anh Hữu khẳng định.

 
Thời của chăn nuôi sạch
Trong quy trình giết mổ heo đúng chất lượng
Giám sát từ trại 
đến cơ sở giết mổ 
và điểm bán lẻ
Dù bước đầu nghi ngại, nhưng đến nay nhiều trang trại chăn nuôi cho biết đã an tâm hơn với chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo, do đầu ra ổn định và giá cả tốt hơn.
Theo ông Trần Văn Tâm, dù giá heo trên thị trường hiện đang đứng ở mức thấp, chỉ còn 34.000 – 37.000 đồng/kg, nhưng heo được nuôi theo quy trình Vietgap và tham gia chương trình truy xuất được mua với giá cao hơn heo nuôi thông thường, dao động từ 39.000 – 40.000 đồng/kg nên cũng an tâm hơn.
“Dù bận rộn ghi chép và chăm sóc đàn heo nhưng đầu ra ổn định và việc chăn nuôi của mình được minh bạch, gia đình tui cũng an tâm hơn mà người tiêu dùng cũng được sử dụng nguồn thịt đảm bảo chất lượng, sạch thật sự” – ông Tâm nói.
Điều mà nhiều người chăn nuôi lo lắng nhất là nguy cơ xảy ra hiện tượng trộn heo không đảm bảo chất lượng với heo nuôi VietGap trong quá trình vận chuyển, gây ảnh hưởng đến những người chăn nuôi sạch.
Ông Mạnh (Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) cho biết trên địa bàn hiện có ba tổ nuôi heo VietGAP, quá trình chăn nuôi được kiểm soát chặt, heo xuất chuồng cũng được thú y đến kiểm tra, nhưng chẳng biết quá trình vận chuyển có đảm bảo không xảy ra chuyện “bùa phép” heo thường thành heo VietGap hay không.
“Nếu không kiểm soát chặt khâu vận chuyển, không loại trừ khả năng thương lái gom heo nuôi bình thường rồi trộn với heo VietGap để đưa vào cơ sở giết mổ” – ông Mạnh nói.
Tuy nhiên, theo các cơ sở giết mổ, khả năng bị trộn heo không đảm bảo chất lượng rất khó xảy ra.
Chỉ tay vào những con heo trên dây chuyền, anh Phúc – nhân viên tại cơ sở giết mổ của Vissan – cho biết số heo này được giết mổ theo từng lô và đeo hai vòng truy xuất màu xanh và màu vàng nên không có việc nhầm lẫn được.
Theo anh Phúc, heo từ các tỉnh như Bình Thuận, Đồng Nai… được vận chuyển về công ty phải còn niêm phong của thú y, cán bộ thú y sẽ mở cửa xe để đưa máy quét kiểm chứng có đúng heo được đăng ký hay không.
“Trước khi xuất chuồng, người nuôi sẽ kích hoạt mã code trên mỗi chiếc vòng màu vàng, chiếc vòng sẽ được buộc cố định vào chân sau của heo trước khi bán cho thương lái, mỗi con heo sẽ được buộc hai chiếc vòng vào hai chân sau. Chiếc vòng này có đặc tính là khi đã buộc vào chân heo thì không thể tháo ra.
Đặc biệt, vòng sử dụng chất liệu chịu nhiệt tốt, có thể chịu được lực kéo trên 50kg. Sau khi heo được đưa lên xe từ trại nuôi, cơ quan thú y sẽ niêm phong bằng một chiếc vòng màu cam, giúp giám sát quá trình vận chuyển heo từ trang trại đến điểm giết mổ” – anh Phúc nói.
Anh Hoàng – nhân viên khâu giết mổ kiêm ghi số heo – cho biết trong quá trình giết mổ, những chiếc vòng nhận diện nào ở chân heo bị hư hỏng sẽ được báo cho nhân viên thú y giám sát và thay thế bởi một chiếc vòng nhận diện khác màu xanh, được nhân viên thú y kích hoạt những thông tin đã được nhập vào chiếc vòng cũ trước đó.
“Trước khi thịt heo vận chuyển đi, xe phải được niêm phong bằng một chiếc vòng màu trắng. Thịt heo sẽ được chuyển tới chợ đầu mối, siêu thị… và nhân viên thú y hay quản lý chợ, điểm bán chỉ cho xe qua cửa nếu xe vận chuyển còn niêm phong. Điều này cũng sẽ được áp dụng khi thịt heo được xuất bán về các chợ lẻ, cửa hàng…” – anh Phúc nói
* Ông Phạm Thành Kiên (Giám đốc Sở Công thương TP.HCM)
Khâu bán lẻ cũng được giám sát chặt
Không chỉ được kiểm soát chặt trong quá trình nuôi, vận chuyển, giết mổ…, thịt heo nằm trong chuỗi truy xuất nguồn gốc khi đưa về các điểm bán lẻ cũng được giám sát kỹ, phải có tem, niêm phong mới được cho nhập.
Tại các điểm bán lẻ, nếu trà trộn các loại thịt ngoài chương trình, chắc chắn tiểu thương sẽ phải sử dụng số tem cao hơn. Khi thấy dấu hiệu bất thường này, chúng tôi sẽ khoanh vùng, giám sát chặt chẽ, nếu phát hiện sẽ công bố công khai sạp bán hàng gian dối.
* Bà Huỳnh Thị Kim Cúc (Phó giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM)
Heo đảm bảo chăn nuôi sạch
Dù bước đầu có thể nhận biết thịt heo mình mua được nuôi ở đâu, giết mổ giờ nào…, nhưng điều mà người tiêu dùng còn lăn tăn là mới chỉ truy xuất được phần ngọn chứ chưa tận đến quy trình nuôi ra sao, chăm sóc thế nào, có đảm bảo là heo sạch…
Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp chăn nuôi và trang trại tham gia chương trình truy xuất này đều sản xuất theo mô hình VietGap hoặc nuôi heo an toàn, với sự kiểm soát chặt của cơ quan thú y.
Không chỉ quá trình nuôi mà khâu vận chuyển heo thịt, khâu giết mổ và phân phối sản phẩm xuống các cơ sở bán lẻ đều được giám sát chặt bằng các công cụ công nghệ.
Hơn nữa, khi heo được xuất chuồng, cơ quan thú y sẽ kiểm tra đạt chuẩn mới được thông qua. Từ khâu nuôi, vận chuyển, giết mổ, bán lẻ… đều được kiểm soát chặt, người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng nguồn thịt sạch từ trang trại đến bàn ăn.
ĐTK tổng hợp

Thời của chăn nuôi sạch

Để đáp ứng yêu cầu tham gia chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo, nhiều chủ trang trại đã đầu tư hệ thống chuồng trại hiện đại hơn, với quy trình chăn nuôi khép kín từ khâu chọn con giống đến thức ăn, đảm bảo vệ sinh chuồng trại…

Trong khi nhiều người tiêu dùng vẫn còn nghi ngại về chất lượng thịt heo tham gia chuỗi truy xuất nguồn gốc, theo ghi nhận thực tế của phóng viên Tuổi Trẻ tại các trang trại và cơ sở giết mổ cho thấy quá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ… đều được kiểm soát và giám sát chặt chẽ.
Xí nghiệp chăn nuôi heo Tràng An -Nho Quan -Ninh Bình theo tiêu chuẩn khép kín và được kiểm soát nghiêm ngặt
Kiểm soát từ con giống đến thức ăn chăn nuôi
Bước vào trại chăn nuôi heo của ông Trần Văn Tâm (H.Củ Chi, TP.HCM), chúng tôi khá ngạc nhiên bởi không khí bên trong chuồng lạnh hơn bên ngoài, cũng không nghe mùi hôi như hình dung ban đầu.
Chỉ vào hai cái máy lạnh gắn ở góc chuồng, ông Tâm cho biết trại nuôi heo này áp dụng quy trình khép kín, xử lý vệ sinh nghiêm ngặt để giảm mùi hôi xuống mức thấp nhất.
 
“Máy lạnh được mở 24/24 nên heo ít vận động, ăn ít hơn với heo thông thường và nhanh lớn” – ông Tâm giải thích.
Chưa đến 8 giờ sáng, đàn heo hơn 600 con đã kêu inh ỏi đòi… ăn. Trung bình mỗi con heo được cho ăn 2,5 kg/bữa. Hơn 20 phút cho heo ăn, ông Tâm kiểm tra và ghi chép giờ ăn cho từng con, với đầy đủ chi tiết như con heo số mấy ăn bao nhiêu thức ăn, có ăn hết hay không…
Trang trại được chia làm ba khu riêng biệt, gồm khu nuôi heo nái đang thời kỳ sinh sản, khu heo con từ 5-28 ngày tuổi và khu nuôi heo thịt đang thời kỳ xuất chuồng. Đàn heo trong chuồng được phân theo lô như lô A, B, C, D…, mỗi ô mười con và được đánh số như A1, B1…
Dạo một vòng, nhận thấy con heo B6 ăn chậm hơn những con heo khác, ông Tâm liền kiểm tra nhưng không thấy gì đáng ngại nên ghi vào mục lưu ý.
Sau khi cho heo ăn xong, ông Tâm đi kéo dây nước tắm cho heo, lũ heo thích thú vùng vẫy với nước mát trước khi nằm lăn kềnh ra.

Do đã tham gia chương trình VietGAP, quá trình nuôi heo của trang trại được ông Tâm áp dụng quy trình chuẩn, nên trang trại này dễ dàng đạt chuẩn tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo.
Theo ông Tâm, để đáp ứng yêu cầu của chương trình heo truy xuất nguồn gốc, việc cho ăn và dùng thuốc phải đúng theo liều lượng và quy trình được kiểm soát chặt. Mỗi heo con đều có thẻ tai (thẻ thứ tự) được cấp sẵn, heo xuất chuồng được thú y đóng mộc VietGAP theo từng lô.
Việc cho ăn cũng phải theo công thức và loại thức ăn như yêu cầu của doanh nghiệp (DN) thu mua.
“Tui ký hợp đồng với DN cung cấp cám hằng năm theo từng đàn. Cách vài tuần có người của DN đến kiểm tra lượng cám cho ăn có đúng chất lượng hay không. Khi có dấu hiệu khác thường, DN sẽ bị kiểm tra ngay” – ông Tâm nói.
Cũng theo ông Tâm, việc triển khai chương trình heo truy xuất nguồn gốc là cần thiết, từng bước lấy lại niềm tin của người tiêu dùng, cũng như khuyến khích chăn nuôi sạch.

Sau nhiều năm gặp khó do giá heo thất thường, khi nghe thông tin về chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo, anh Mạnh Hữu (H.Củ Chi) quyết định rút sổ tiết kiệm hơn 500 triệu đồng để đầu tư bài bản cho trang trại chăn nuôi heo và tăng đàn.
Ngoài hệ thống chuồng trại đạt chuẩn, anh Hữu còn đầu tư hệ thống biogas với 3.000m2, đảm bảo chất thải được xử lý sạch để không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời xây thêm một bể lọc khí biogas, tận dụng khí biogas để phát điện cung cấp lại cho toàn bộ trang trại.
“Nhờ quy trình khép kín nên chi phí nuôi heo giảm đi rất nhiều. Với đầu ra được đảm bảo và giá cả ổn định, tới đây tôi sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một chuồng trại khép kín, có quy mô nuôi khoảng 1.000 con” – anh Hữu khẳng định.

 
Thời của chăn nuôi sạch
Trong quy trình giết mổ heo đúng chất lượng
Giám sát từ trại 
đến cơ sở giết mổ 
và điểm bán lẻ
Dù bước đầu nghi ngại, nhưng đến nay nhiều trang trại chăn nuôi cho biết đã an tâm hơn với chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo, do đầu ra ổn định và giá cả tốt hơn.
Theo ông Trần Văn Tâm, dù giá heo trên thị trường hiện đang đứng ở mức thấp, chỉ còn 34.000 – 37.000 đồng/kg, nhưng heo được nuôi theo quy trình Vietgap và tham gia chương trình truy xuất được mua với giá cao hơn heo nuôi thông thường, dao động từ 39.000 – 40.000 đồng/kg nên cũng an tâm hơn.
“Dù bận rộn ghi chép và chăm sóc đàn heo nhưng đầu ra ổn định và việc chăn nuôi của mình được minh bạch, gia đình tui cũng an tâm hơn mà người tiêu dùng cũng được sử dụng nguồn thịt đảm bảo chất lượng, sạch thật sự” – ông Tâm nói.
Điều mà nhiều người chăn nuôi lo lắng nhất là nguy cơ xảy ra hiện tượng trộn heo không đảm bảo chất lượng với heo nuôi VietGap trong quá trình vận chuyển, gây ảnh hưởng đến những người chăn nuôi sạch.
Ông Mạnh (Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) cho biết trên địa bàn hiện có ba tổ nuôi heo VietGAP, quá trình chăn nuôi được kiểm soát chặt, heo xuất chuồng cũng được thú y đến kiểm tra, nhưng chẳng biết quá trình vận chuyển có đảm bảo không xảy ra chuyện “bùa phép” heo thường thành heo VietGap hay không.
“Nếu không kiểm soát chặt khâu vận chuyển, không loại trừ khả năng thương lái gom heo nuôi bình thường rồi trộn với heo VietGap để đưa vào cơ sở giết mổ” – ông Mạnh nói.
Tuy nhiên, theo các cơ sở giết mổ, khả năng bị trộn heo không đảm bảo chất lượng rất khó xảy ra.
Chỉ tay vào những con heo trên dây chuyền, anh Phúc – nhân viên tại cơ sở giết mổ của Vissan – cho biết số heo này được giết mổ theo từng lô và đeo hai vòng truy xuất màu xanh và màu vàng nên không có việc nhầm lẫn được.
Theo anh Phúc, heo từ các tỉnh như Bình Thuận, Đồng Nai… được vận chuyển về công ty phải còn niêm phong của thú y, cán bộ thú y sẽ mở cửa xe để đưa máy quét kiểm chứng có đúng heo được đăng ký hay không.
“Trước khi xuất chuồng, người nuôi sẽ kích hoạt mã code trên mỗi chiếc vòng màu vàng, chiếc vòng sẽ được buộc cố định vào chân sau của heo trước khi bán cho thương lái, mỗi con heo sẽ được buộc hai chiếc vòng vào hai chân sau. Chiếc vòng này có đặc tính là khi đã buộc vào chân heo thì không thể tháo ra.
Đặc biệt, vòng sử dụng chất liệu chịu nhiệt tốt, có thể chịu được lực kéo trên 50kg. Sau khi heo được đưa lên xe từ trại nuôi, cơ quan thú y sẽ niêm phong bằng một chiếc vòng màu cam, giúp giám sát quá trình vận chuyển heo từ trang trại đến điểm giết mổ” – anh Phúc nói.
Anh Hoàng – nhân viên khâu giết mổ kiêm ghi số heo – cho biết trong quá trình giết mổ, những chiếc vòng nhận diện nào ở chân heo bị hư hỏng sẽ được báo cho nhân viên thú y giám sát và thay thế bởi một chiếc vòng nhận diện khác màu xanh, được nhân viên thú y kích hoạt những thông tin đã được nhập vào chiếc vòng cũ trước đó.
“Trước khi thịt heo vận chuyển đi, xe phải được niêm phong bằng một chiếc vòng màu trắng. Thịt heo sẽ được chuyển tới chợ đầu mối, siêu thị… và nhân viên thú y hay quản lý chợ, điểm bán chỉ cho xe qua cửa nếu xe vận chuyển còn niêm phong. Điều này cũng sẽ được áp dụng khi thịt heo được xuất bán về các chợ lẻ, cửa hàng…” – anh Phúc nói
* Ông Phạm Thành Kiên (Giám đốc Sở Công thương TP.HCM)
Khâu bán lẻ cũng được giám sát chặt
Không chỉ được kiểm soát chặt trong quá trình nuôi, vận chuyển, giết mổ…, thịt heo nằm trong chuỗi truy xuất nguồn gốc khi đưa về các điểm bán lẻ cũng được giám sát kỹ, phải có tem, niêm phong mới được cho nhập.
Tại các điểm bán lẻ, nếu trà trộn các loại thịt ngoài chương trình, chắc chắn tiểu thương sẽ phải sử dụng số tem cao hơn. Khi thấy dấu hiệu bất thường này, chúng tôi sẽ khoanh vùng, giám sát chặt chẽ, nếu phát hiện sẽ công bố công khai sạp bán hàng gian dối.
* Bà Huỳnh Thị Kim Cúc (Phó giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM)
Heo đảm bảo chăn nuôi sạch
Dù bước đầu có thể nhận biết thịt heo mình mua được nuôi ở đâu, giết mổ giờ nào…, nhưng điều mà người tiêu dùng còn lăn tăn là mới chỉ truy xuất được phần ngọn chứ chưa tận đến quy trình nuôi ra sao, chăm sóc thế nào, có đảm bảo là heo sạch…
Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp chăn nuôi và trang trại tham gia chương trình truy xuất này đều sản xuất theo mô hình VietGap hoặc nuôi heo an toàn, với sự kiểm soát chặt của cơ quan thú y.
Không chỉ quá trình nuôi mà khâu vận chuyển heo thịt, khâu giết mổ và phân phối sản phẩm xuống các cơ sở bán lẻ đều được giám sát chặt bằng các công cụ công nghệ.
Hơn nữa, khi heo được xuất chuồng, cơ quan thú y sẽ kiểm tra đạt chuẩn mới được thông qua. Từ khâu nuôi, vận chuyển, giết mổ, bán lẻ… đều được kiểm soát chặt, người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng nguồn thịt sạch từ trang trại đến bàn ăn.
ĐTK tổng hợp
Ðọc thêm..

Các nhà nghiên cứu Đức đã thử nghiệm thành công một phương pháp mới nhằm xác định giới tính của gà ngay từ giai đoạn phôi. Mở ra nhiều hy vọng cho những người chăn nuôi gà trên thế giới.

hương pháp này được phát triển bởi những nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Dresden và Đại học Leipzig, bằng cách sử dụng quang phổ để xác định giới tính của phôi gà. Tiến sĩ Gerald Steiner, người tham gia dự án cho biết, để xác định giới tính phôi gà, các nhà khoa học đã sử dụng tia laser để cắt một lỗ tròn ở đầu quả trứng. Sau đó dùng phương pháp tia cận hồng ngoại quang phổ để xác định giới tính của phôi dựa trên dung lượng AND của nó, gà đực cao hơn khoảng 2% so với gà mái. Nếu phôi đó được xác định là gà mái, vỏ trứng sẽ được vá lại và đưa vào lò ấp. Với phương pháp này, nhóm nghiên cứu có thể xác định được giới tính của phôi gà với độ chính xác lên đến 95% trong vòng chưa đầy 1 phút. “Đối với mắt thường, chúng ta không thể nhìn thấy sự khác biệt giữa phôi đực và cái, nhưng máy tính thì có thể nếu nó được lập trình để làm như vậy”, tiến sĩ Steiner cho biết.
 
công nghệ xác định giới tính của gà - chăn nuôi
Theo các nhà khoa học trong ngành gia cầm, năm 2017 sẽ là năm mà những chiếc máy xác định giới tính phôi gà đầu tiên được tung ra thị trường ở một số trang trại ấp giống nào đó trên thế giới. Áp lực của các nhà khoa học hiện tại là làm sao để nâng cao năng suất 100.000 trứng/máy/ngày với tỷ lệ chính xác lên tới 95%. Tiến sĩ Steiner chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng rằng thành quả của nghiên cứu này sẽ sớm được thương mại hóa trong vòng 12 tháng tới. Hoàn toàn không phát sinh thêm chi phí gì nhiều ngoài chi phí đầu tư ban đầu, thậm chí nó còn có thể phát hiện được những quả trứng bị chết phôi. Với một mức giá khá phải chăng, phương pháp này đang thực sự mang lại nhiều kỳ vọng cho các trang trại chăn nuôi gà trên thế giới”.

Ngay sau các nhà khoa học ở Đức nghiên cứu ra phương pháp quang phổ để xác định giới tính gà với độ chính xác lên tới 95%, thì đến lượt, một công ty Hà Lan tên là In-Ovo đã tuyên bố sẽ tiến tới sản xuất thương mại hàng loạt máy có thể xác định giới tính phôi gà ngay từ lúc 9 ngày sau khi ấp (ảnh). Công ty này cho biết, họ đã tìm thấy một dấu hiệu quan trọng trong phôi gà mà có thể giúp xác định giới tính của gà một cách chính xác tới 95%. Kỹ thuật này trái ngược hoàn toàn với các kỹ thuật “xâm lấn” như các nghiên cứu trước đó. Để phát hiện phôi gà trống mái người ta dùng phương pháp “tiêm kim”, theo đó một chiếc kim dài khoảng 0,7 mm được tiêm vào phần trên của vỏ. Toàn bộ thời gian đưa kim mất khoảng 4 giây trong tổng số thời gian. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa công bố nguyên lý hoạt động cụ thể.
Đồng sáng lập của Công ty In-Ovo, ông Wouter Bruins tuyên bố với ngành gia cầm thế giới rằng, chiếc máy nguyên mẫu đầu tiên đang được công ty này phát triển và hoàn thiện và hy vọng có thể đưa vào sản xuất thương mại hóa trong vòng 12 tháng tới. Nó có thể giúp người chăn nuôi gà phát hiện giới tính phôi chỉ sau 9 ngày ấp, sớm hơn 11 ngày so với thời điểm phôi phát triển đủ để nhận biết - theo như một số quan điểm trước đó cho rằng, ông nói.
Công ty đang hợp tác với các chuyên gia xử lý trứng của Tập đoàn Sanovo để phát triển công nghệ, hoàn thiện thiết bị và kỹ thuật hiện có. Ông kỳ vọng chiếc máy đầu tiên sẽ được bán ra vào đầu năm 2018 với hiệu quả như mong muốn.
>> Về mặt tài chính, việc chỉ phải ấp 50% số trứng từ ngày 9 - 21 là một tác động giúp giảm chi phí đáng kể. Trong khi số tiền bỏ ra cho việc loại thải gà trống là chi phí phát sinh trước khi có nguồn thu từ việc bán giống - trong ngắn hạn thì đó cũng là một vấn đề của các trại chăn nuôi gà giống, đặc biệt các trại có nguồn vốn eo hẹp.
 
ĐTK tổng hợp

Công nghệ xác định giới tính phôi gà

Các nhà nghiên cứu Đức đã thử nghiệm thành công một phương pháp mới nhằm xác định giới tính của gà ngay từ giai đoạn phôi. Mở ra nhiều hy vọng cho những người chăn nuôi gà trên thế giới.

hương pháp này được phát triển bởi những nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Dresden và Đại học Leipzig, bằng cách sử dụng quang phổ để xác định giới tính của phôi gà. Tiến sĩ Gerald Steiner, người tham gia dự án cho biết, để xác định giới tính phôi gà, các nhà khoa học đã sử dụng tia laser để cắt một lỗ tròn ở đầu quả trứng. Sau đó dùng phương pháp tia cận hồng ngoại quang phổ để xác định giới tính của phôi dựa trên dung lượng AND của nó, gà đực cao hơn khoảng 2% so với gà mái. Nếu phôi đó được xác định là gà mái, vỏ trứng sẽ được vá lại và đưa vào lò ấp. Với phương pháp này, nhóm nghiên cứu có thể xác định được giới tính của phôi gà với độ chính xác lên đến 95% trong vòng chưa đầy 1 phút. “Đối với mắt thường, chúng ta không thể nhìn thấy sự khác biệt giữa phôi đực và cái, nhưng máy tính thì có thể nếu nó được lập trình để làm như vậy”, tiến sĩ Steiner cho biết.
 
công nghệ xác định giới tính của gà - chăn nuôi
Theo các nhà khoa học trong ngành gia cầm, năm 2017 sẽ là năm mà những chiếc máy xác định giới tính phôi gà đầu tiên được tung ra thị trường ở một số trang trại ấp giống nào đó trên thế giới. Áp lực của các nhà khoa học hiện tại là làm sao để nâng cao năng suất 100.000 trứng/máy/ngày với tỷ lệ chính xác lên tới 95%. Tiến sĩ Steiner chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng rằng thành quả của nghiên cứu này sẽ sớm được thương mại hóa trong vòng 12 tháng tới. Hoàn toàn không phát sinh thêm chi phí gì nhiều ngoài chi phí đầu tư ban đầu, thậm chí nó còn có thể phát hiện được những quả trứng bị chết phôi. Với một mức giá khá phải chăng, phương pháp này đang thực sự mang lại nhiều kỳ vọng cho các trang trại chăn nuôi gà trên thế giới”.

Ngay sau các nhà khoa học ở Đức nghiên cứu ra phương pháp quang phổ để xác định giới tính gà với độ chính xác lên tới 95%, thì đến lượt, một công ty Hà Lan tên là In-Ovo đã tuyên bố sẽ tiến tới sản xuất thương mại hàng loạt máy có thể xác định giới tính phôi gà ngay từ lúc 9 ngày sau khi ấp (ảnh). Công ty này cho biết, họ đã tìm thấy một dấu hiệu quan trọng trong phôi gà mà có thể giúp xác định giới tính của gà một cách chính xác tới 95%. Kỹ thuật này trái ngược hoàn toàn với các kỹ thuật “xâm lấn” như các nghiên cứu trước đó. Để phát hiện phôi gà trống mái người ta dùng phương pháp “tiêm kim”, theo đó một chiếc kim dài khoảng 0,7 mm được tiêm vào phần trên của vỏ. Toàn bộ thời gian đưa kim mất khoảng 4 giây trong tổng số thời gian. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa công bố nguyên lý hoạt động cụ thể.
Đồng sáng lập của Công ty In-Ovo, ông Wouter Bruins tuyên bố với ngành gia cầm thế giới rằng, chiếc máy nguyên mẫu đầu tiên đang được công ty này phát triển và hoàn thiện và hy vọng có thể đưa vào sản xuất thương mại hóa trong vòng 12 tháng tới. Nó có thể giúp người chăn nuôi gà phát hiện giới tính phôi chỉ sau 9 ngày ấp, sớm hơn 11 ngày so với thời điểm phôi phát triển đủ để nhận biết - theo như một số quan điểm trước đó cho rằng, ông nói.
Công ty đang hợp tác với các chuyên gia xử lý trứng của Tập đoàn Sanovo để phát triển công nghệ, hoàn thiện thiết bị và kỹ thuật hiện có. Ông kỳ vọng chiếc máy đầu tiên sẽ được bán ra vào đầu năm 2018 với hiệu quả như mong muốn.
>> Về mặt tài chính, việc chỉ phải ấp 50% số trứng từ ngày 9 - 21 là một tác động giúp giảm chi phí đáng kể. Trong khi số tiền bỏ ra cho việc loại thải gà trống là chi phí phát sinh trước khi có nguồn thu từ việc bán giống - trong ngắn hạn thì đó cũng là một vấn đề của các trại chăn nuôi gà giống, đặc biệt các trại có nguồn vốn eo hẹp.
 
ĐTK tổng hợp
Ðọc thêm..
Mục tiêu chính của các hoạt động nhân ngày Quyền của người tiêu dùng là Nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề của người tiêu dùng. 
Chủ đề của WCRD 2016 là Loại bỏ kháng sinh khỏi các món ăn. 

Thi hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính Phủ “Về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam”, kể từ năm nay Ngày 15 tháng 3 cũng được lấy là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (Vietnam Consumer Right Day – VCRD). 

Căn cứ chủ đề Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới năm 2016 do Tổ chức Người tiêu dùng quốc tế (CI) đưa ra liên quan đến vấn đề “Kháng kháng sinh” (ABR): Loại bỏ kháng sinh khỏi món ăn và thực tế nổi cộm về an toàn thực phẩm tại Việt Nam trong những năm gần đây và hiện nay, Trung ương Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam – (VINASTAS) đã chọn chủ đề của các hoạt động cho VCRD năm 2016 là “An toàn thực phẩm”. 

Không một ai trong chúng ta, không thể không lo ngại cho sức khỏe, sự an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, khi chúng ta hàng ngày, được thông tin, được biết đến những thực phẩm không an toàn vẫn được nuôi, được trồng, sản xuất và chế biến: đồng ruộng vẫn phun thuốc trừ sâu, sử dụng các chất kích thích không đúng, sản phẩm tồn dư hóa chất độc hại, bẩn, nhiễm khuẩn; sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi, hóa chất, chất tẩy trắng, kháng sinh trong chế biến, thịt bốc mùi ôi thối...Tất cả các sản phẩm thực phẩm đó vẫn lưu thông, cung cấp ra thị trường. Các nhà hàng, các nhà cung cấp suất ăn cho các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp, nhà trẻ, trường học, các quán ăn nhanh, quán ăn vỉa hè vẫn sử dụng các thực phẩm được cung cấp. Vì cuộc sống và hoàn cảnh, nhiều người tiêu dùng vẫn đang dùng và phải dùng. Chính vì vậy vẫn có các vụ ngộ độc, ngộ độc tập thể xảy ra thường xuyên: theo thống kê của Cục ATTP, Bộ Y tế chỉ riêng năm 2014 thì 5100 người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó 4100 người nhập viện, 43 người đã thiệt mạng trong 189 vụ ngộ độc tập thể. Hàng trăm ngàn người vẫn mắc ung thư hàng năm: theo số liệu công bố trong Hội thảo khoa học ung biếu quốc gia năm 2013 có 150 ngàn người mắc ung thư mới và 75 ngàn người đã bị chết, nguyên nhân chủ yếu (90%-95%) do lối sống và môi trường. Bệnh viện luôn quá tải. Sinh mạng con người vẫn luôn có một mối nguy cơ là mất An toàn thực phẩm. Tất cả vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để khắc phục. 

VINASTAS nhân ngày WCRD/VCRD, cùng với các Hội thành viên trong toàn quốc bằng các hoạt động cụ thể: diễn đàn, mít tinh, hội thảo, treo băng rôn, khẩu hiệu, diễu hành nhằm nâng cao sự quan tâm, hiểu biết và trách nhiệm của mỗi người tiêu dùng liên quan đến các vấn đề ATTP. 

VINASTAS xin gửi kiến nghị tới các cơ quan Đảng, Chính phủ và các cơ quan quản lý các cấp tăng cường hơn nữa các thể chế, đặc biệt là biện pháp thực thi pháp luật một cách hiệu quả để hạn chế tối đa và ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm không an toàn cung cấp cho người tiêu dùng;

Chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hãy vì lợi ích lâu dài của mình, nêu cao trách nhiệm xã hội với người tiêu dùng: thực hiện các quy trình sản xuất, nuôi trồng, chế biến chuẩn mực theo quy định và chỉ đưa ra thị trường, cung cấp thực phẩm, thức ăn có dinh dưỡng lành mạnh và an toàn cho người tiêu dùng;

Chúng tôi yêu cầu các công ty chế biến cung cấp các khẩu phần ăn cho các bếp ăn tập thể, các công ty, nhà hàng, các công ty nước ngoài như McDonald’s, KFC, Lotte, Subway… kinh doanh tại Việt Nam phải có cam kết về ATTP, không sử dụng kháng sinh, không sử dụng thực phẩm không an toàn, thực phẩm được sản xuất có sử dụng kháng sinh và lọai bỏ kháng sinh khỏi các món ăn cung cấp cho người tiêu dùng.

Mỗi người tiêu dùng hãy nâng cao hiểu biết về ATTP và kiến thức về tiêu dùng, hãy sử dụng tốt nhất quyền lựa chọn: lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, tin cậy và an toàn. Hãy góp sức mình vào cuộc đấu tranh với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

Các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng hãy góp phần tích cực hơn nữa vào cuộc đấu tranh vì ATTP. 

ĐTK tổng hợp

An toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Mục tiêu chính của các hoạt động nhân ngày Quyền của người tiêu dùng là Nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề của người tiêu dùng. 
Chủ đề của WCRD 2016 là Loại bỏ kháng sinh khỏi các món ăn. 

Thi hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính Phủ “Về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam”, kể từ năm nay Ngày 15 tháng 3 cũng được lấy là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (Vietnam Consumer Right Day – VCRD). 

Căn cứ chủ đề Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới năm 2016 do Tổ chức Người tiêu dùng quốc tế (CI) đưa ra liên quan đến vấn đề “Kháng kháng sinh” (ABR): Loại bỏ kháng sinh khỏi món ăn và thực tế nổi cộm về an toàn thực phẩm tại Việt Nam trong những năm gần đây và hiện nay, Trung ương Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam – (VINASTAS) đã chọn chủ đề của các hoạt động cho VCRD năm 2016 là “An toàn thực phẩm”. 

Không một ai trong chúng ta, không thể không lo ngại cho sức khỏe, sự an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, khi chúng ta hàng ngày, được thông tin, được biết đến những thực phẩm không an toàn vẫn được nuôi, được trồng, sản xuất và chế biến: đồng ruộng vẫn phun thuốc trừ sâu, sử dụng các chất kích thích không đúng, sản phẩm tồn dư hóa chất độc hại, bẩn, nhiễm khuẩn; sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi, hóa chất, chất tẩy trắng, kháng sinh trong chế biến, thịt bốc mùi ôi thối...Tất cả các sản phẩm thực phẩm đó vẫn lưu thông, cung cấp ra thị trường. Các nhà hàng, các nhà cung cấp suất ăn cho các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp, nhà trẻ, trường học, các quán ăn nhanh, quán ăn vỉa hè vẫn sử dụng các thực phẩm được cung cấp. Vì cuộc sống và hoàn cảnh, nhiều người tiêu dùng vẫn đang dùng và phải dùng. Chính vì vậy vẫn có các vụ ngộ độc, ngộ độc tập thể xảy ra thường xuyên: theo thống kê của Cục ATTP, Bộ Y tế chỉ riêng năm 2014 thì 5100 người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó 4100 người nhập viện, 43 người đã thiệt mạng trong 189 vụ ngộ độc tập thể. Hàng trăm ngàn người vẫn mắc ung thư hàng năm: theo số liệu công bố trong Hội thảo khoa học ung biếu quốc gia năm 2013 có 150 ngàn người mắc ung thư mới và 75 ngàn người đã bị chết, nguyên nhân chủ yếu (90%-95%) do lối sống và môi trường. Bệnh viện luôn quá tải. Sinh mạng con người vẫn luôn có một mối nguy cơ là mất An toàn thực phẩm. Tất cả vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để khắc phục. 

VINASTAS nhân ngày WCRD/VCRD, cùng với các Hội thành viên trong toàn quốc bằng các hoạt động cụ thể: diễn đàn, mít tinh, hội thảo, treo băng rôn, khẩu hiệu, diễu hành nhằm nâng cao sự quan tâm, hiểu biết và trách nhiệm của mỗi người tiêu dùng liên quan đến các vấn đề ATTP. 

VINASTAS xin gửi kiến nghị tới các cơ quan Đảng, Chính phủ và các cơ quan quản lý các cấp tăng cường hơn nữa các thể chế, đặc biệt là biện pháp thực thi pháp luật một cách hiệu quả để hạn chế tối đa và ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm không an toàn cung cấp cho người tiêu dùng;

Chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hãy vì lợi ích lâu dài của mình, nêu cao trách nhiệm xã hội với người tiêu dùng: thực hiện các quy trình sản xuất, nuôi trồng, chế biến chuẩn mực theo quy định và chỉ đưa ra thị trường, cung cấp thực phẩm, thức ăn có dinh dưỡng lành mạnh và an toàn cho người tiêu dùng;

Chúng tôi yêu cầu các công ty chế biến cung cấp các khẩu phần ăn cho các bếp ăn tập thể, các công ty, nhà hàng, các công ty nước ngoài như McDonald’s, KFC, Lotte, Subway… kinh doanh tại Việt Nam phải có cam kết về ATTP, không sử dụng kháng sinh, không sử dụng thực phẩm không an toàn, thực phẩm được sản xuất có sử dụng kháng sinh và lọai bỏ kháng sinh khỏi các món ăn cung cấp cho người tiêu dùng.

Mỗi người tiêu dùng hãy nâng cao hiểu biết về ATTP và kiến thức về tiêu dùng, hãy sử dụng tốt nhất quyền lựa chọn: lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, tin cậy và an toàn. Hãy góp sức mình vào cuộc đấu tranh với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

Các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng hãy góp phần tích cực hơn nữa vào cuộc đấu tranh vì ATTP. 

ĐTK tổng hợp
Ðọc thêm..
Từ đầu tháng 12 tới nay, các mặt hàng như rau xanh, trái cây, thịt lợn, thịt gà... cùng tăng giá. Theo tiểu thương, thị trường bước vào mùa cao điểm chuẩn bị thực phẩm Tết Nguyên đán, nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến tăng nên giá khó giảm.
Tại TP.HCM, về thị trường rau quả, những đợt mưa lũ kéo dài trên diện rộng ở miền Trung đã làm cho trái chuối trở nên khan hiếm. Do lượng chuối hiện không đủ cung cấp cho các khách hàng nên kể cả loại xấu mã vẫn đắt hàng. Giá thu mua hiện tại loại 1 dao động từ 160.000 – 200.000 đ/buồng, chuối loại 2 từ 100.000 – 150.000 đ/buồng, giá tăng từ 30.000 – 50.000 đ/buồng so với trước thời điểm mưa lũ.
Trong khi đó, xoài cát Hòa Lộc cũng tăng giá mạnh; từ 68.000 đồng/kg nay tăng lên 80.000 đồng/kg; dưa hấu cũng tăng thêm 3.500 đồng/kg lên 16.000 đồng/kg.
Thị trường rau củ cũng có xu hướng hạ nhiệt so với thời điểm cuối tháng trước do nguồn cung đã tăng nhẹ. Cụ thể, giá súp lơ xanh đã giảm xuống còn 20.000 đồng/kg so với mức giá của cuối tháng trước là 24.000 đồng/kg, hoa lơ trắng giảm xuống mức 12.000 đồng/kg.
Mưa gió kéo dài khiến nhu cầu sử dụng chanh của người dân giảm làm cho giá chanh nhanh chóng giảm mạnh. Tại TP.HCM, nếu cách đây 2 tháng giá chanh tươi ở mức 25.000 - 30.000 đồng/kg thì nay chỉ còn khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, một số loại rau khác lại tăng giá khá mạnh. Khảo sát của PV báo điện tử Một Thế Giới tại các siêu thị Co.opmart cho thấy cải ngọt và cải xanh từ 20.000 đồng/kg đã tăng lên 27.000 đồng/kg; mồng tơi tăng thêm 3.500 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg; khổ qua tăng thêm 2.500 đồng/kg lên 29.000 đồng/kg; dưa leo tăng thêm 3.000 đồng/kg lên 26.500 đồng/kg; cà rốt tăng thêm 5.000 đồng/kg lên 31.500 đồng/kg…
Về thị trường thịt, do việc vận chuyển lợn của Đồng Nai qua Trung Quốc không thực hiện bởi khó khăn từ lũ lụt tại miền Trung, giá thịt lợn đã giảm sâu xuống chỉ còn 35.000 – 37.000 đồng/kg. Tại đồng bằng sông Cửu Long, lợn hơi tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu cũng đang được các thương lái thu mua với mức giá lần lượt là 39.000 đồng/kg; 41.500 đồng/kg và 38.000 – 43.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, dù giá lợn hơi giảm nhưng giá thịt bán lẻ đến tay người tiêu dùng lại không giảm, nếu giảm thì giảm rất ít. Tại các chợ nhỏ ở TP.HCM, thịt heo ba rọi rút sườn giá là 130.000 đồng/kg, sườn non 140.000 đồng/kg, cốt lết 90.000 đồng/kg, ba rọi 85.000 đồng/kg...
Lý giải nguyên nhân giá thịt lợn bán lẻ không giảm, chị Hoa - tiểu thương tại chợ Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) cho biết do từ giữa tháng 11 trở đi, thị trường bước vào mùa cao điểm chuẩn bị thực phẩm Tết Nguyên đán nên nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến tăng. Do đó, giá thịt heo khó giảm mạnh.
Tương tự, do không có đột biến về sức mua nên giá gà ta đang khá ổn định. Giá thu mua gà ta tại Đồng Nai đang duy trì mức 65.000 – 67.000 đồng/kg; Vĩnh Long 75.000 đồng/kg; An Giang 90.000 đồng/kg (bán buôn).
Giá bán lẻ gà ta đến tay người tiêu dùng tại một số chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM hiện vẫn ở mức cao. Giá gà ta chưa mổ vẫn ở mức 120.000 đồng/kg, gà ta mổ sẵn nguyên con (loại 1) giá 180.000 - 210.000 đồng/kg, vịt 85.000 đồng/kg.
Đối với một số mặt hàng thủy hải sản, giá tôm nguyên liệu tiếp tục tăng so với tháng trước do nguồn cung ít và nhu cầu thu mua của các nhà máy chế biến xuất khẩu cao.
Tại Bạc Liêu, giá tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg hiện ở mức 220.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng trước; tôm sú cỡ 40 con/kg tăng 2.000 đồng/kg, hiện ở mức 180.000 đ/kg. Tại Kiên Giang, giá tôm sú loại 30 con/kg ổn định ở mức 195.000 đồng/kg.
Tại các chợ nhỏ, các mặt hàng như cá, tôm sú, mực, bò... vẫn giữ giá bán cao. Cụ thể như cá lóc giá 75.000 đồng/kg, lóc ruộng 160.000 đồng/kg, tôm, mực, bò giá ở mức 190.000 - 350.000 đồng/kg.
ĐTK tổng hợp

Chưa cận tết, rau quả, thực phẩm đã tăng giá

Từ đầu tháng 12 tới nay, các mặt hàng như rau xanh, trái cây, thịt lợn, thịt gà... cùng tăng giá. Theo tiểu thương, thị trường bước vào mùa cao điểm chuẩn bị thực phẩm Tết Nguyên đán, nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến tăng nên giá khó giảm.
Tại TP.HCM, về thị trường rau quả, những đợt mưa lũ kéo dài trên diện rộng ở miền Trung đã làm cho trái chuối trở nên khan hiếm. Do lượng chuối hiện không đủ cung cấp cho các khách hàng nên kể cả loại xấu mã vẫn đắt hàng. Giá thu mua hiện tại loại 1 dao động từ 160.000 – 200.000 đ/buồng, chuối loại 2 từ 100.000 – 150.000 đ/buồng, giá tăng từ 30.000 – 50.000 đ/buồng so với trước thời điểm mưa lũ.
Trong khi đó, xoài cát Hòa Lộc cũng tăng giá mạnh; từ 68.000 đồng/kg nay tăng lên 80.000 đồng/kg; dưa hấu cũng tăng thêm 3.500 đồng/kg lên 16.000 đồng/kg.
Thị trường rau củ cũng có xu hướng hạ nhiệt so với thời điểm cuối tháng trước do nguồn cung đã tăng nhẹ. Cụ thể, giá súp lơ xanh đã giảm xuống còn 20.000 đồng/kg so với mức giá của cuối tháng trước là 24.000 đồng/kg, hoa lơ trắng giảm xuống mức 12.000 đồng/kg.
Mưa gió kéo dài khiến nhu cầu sử dụng chanh của người dân giảm làm cho giá chanh nhanh chóng giảm mạnh. Tại TP.HCM, nếu cách đây 2 tháng giá chanh tươi ở mức 25.000 - 30.000 đồng/kg thì nay chỉ còn khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, một số loại rau khác lại tăng giá khá mạnh. Khảo sát của PV báo điện tử Một Thế Giới tại các siêu thị Co.opmart cho thấy cải ngọt và cải xanh từ 20.000 đồng/kg đã tăng lên 27.000 đồng/kg; mồng tơi tăng thêm 3.500 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg; khổ qua tăng thêm 2.500 đồng/kg lên 29.000 đồng/kg; dưa leo tăng thêm 3.000 đồng/kg lên 26.500 đồng/kg; cà rốt tăng thêm 5.000 đồng/kg lên 31.500 đồng/kg…
Về thị trường thịt, do việc vận chuyển lợn của Đồng Nai qua Trung Quốc không thực hiện bởi khó khăn từ lũ lụt tại miền Trung, giá thịt lợn đã giảm sâu xuống chỉ còn 35.000 – 37.000 đồng/kg. Tại đồng bằng sông Cửu Long, lợn hơi tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu cũng đang được các thương lái thu mua với mức giá lần lượt là 39.000 đồng/kg; 41.500 đồng/kg và 38.000 – 43.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, dù giá lợn hơi giảm nhưng giá thịt bán lẻ đến tay người tiêu dùng lại không giảm, nếu giảm thì giảm rất ít. Tại các chợ nhỏ ở TP.HCM, thịt heo ba rọi rút sườn giá là 130.000 đồng/kg, sườn non 140.000 đồng/kg, cốt lết 90.000 đồng/kg, ba rọi 85.000 đồng/kg...
Lý giải nguyên nhân giá thịt lợn bán lẻ không giảm, chị Hoa - tiểu thương tại chợ Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) cho biết do từ giữa tháng 11 trở đi, thị trường bước vào mùa cao điểm chuẩn bị thực phẩm Tết Nguyên đán nên nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến tăng. Do đó, giá thịt heo khó giảm mạnh.
Tương tự, do không có đột biến về sức mua nên giá gà ta đang khá ổn định. Giá thu mua gà ta tại Đồng Nai đang duy trì mức 65.000 – 67.000 đồng/kg; Vĩnh Long 75.000 đồng/kg; An Giang 90.000 đồng/kg (bán buôn).
Giá bán lẻ gà ta đến tay người tiêu dùng tại một số chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM hiện vẫn ở mức cao. Giá gà ta chưa mổ vẫn ở mức 120.000 đồng/kg, gà ta mổ sẵn nguyên con (loại 1) giá 180.000 - 210.000 đồng/kg, vịt 85.000 đồng/kg.
Đối với một số mặt hàng thủy hải sản, giá tôm nguyên liệu tiếp tục tăng so với tháng trước do nguồn cung ít và nhu cầu thu mua của các nhà máy chế biến xuất khẩu cao.
Tại Bạc Liêu, giá tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg hiện ở mức 220.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng trước; tôm sú cỡ 40 con/kg tăng 2.000 đồng/kg, hiện ở mức 180.000 đ/kg. Tại Kiên Giang, giá tôm sú loại 30 con/kg ổn định ở mức 195.000 đồng/kg.
Tại các chợ nhỏ, các mặt hàng như cá, tôm sú, mực, bò... vẫn giữ giá bán cao. Cụ thể như cá lóc giá 75.000 đồng/kg, lóc ruộng 160.000 đồng/kg, tôm, mực, bò giá ở mức 190.000 - 350.000 đồng/kg.
ĐTK tổng hợp
Ðọc thêm..

Nhiều người sợ ăn trứng vì lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol. Tuy nhiên, trong lòng đỏ lại có nhiều chất hiếm và quý như cholin, lutein và zeaxanthin.

Ta cũng biết một quả trứng có tới 186mg cholesterol, tức khoảng 62% lượng cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Nhưng vấn đề này không đáng ngại vì càng ăn nhiều cholesterol thì cơ thể càng ít sản xuất cholesterol. Tại sao lại như vậy?
Cơ thể có cơ chế điều hòa nồng độ cholesterol
Trước đây, người ta cho rằng, ăn thức ăn nhiều cholesterol thì cholesterol máu sẽ tăng, do đó có nhiều nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nhưng trên thực tế, chính gan mới là nơi chủ yếu sản xuất cholesterol. Cholesterol rất quan trọng, do đó cơ thể có những cơ chế đặc biệt để không bao giờ thiếu chất này.
Gan thường xuyên sản xuất cholesterol với số lượng lớn. Nếu có thêm cholesterol trong thực phẩm, gan sẽ sản xuất ít đi. Nồng độ cholesterol máu không bị ảnh hưởng bởi lượng cholesterol từ thực phẩm, hoặc nếu có thì rất ít và chỉ tạm thời mà thôi. Tất nhiên, có một số người chưa tin sự việc này, nhưng khoa học đã chứng minh cholesterol không có hại cho sức khỏe mà ngược lại.
 
 
Không có cholesterol, cơ thể sẽ ngừng hoạt động
Đơn giản cholesterol là một phân tử tự nhiên trong cơ thể. Không có cholesterol, cơ thể sẽ không hoạt động được. BS. Michel de Logeil, một chuyên gia hàng đầu người Pháp về cholesterol, tim mạch và nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) cho biết: “Cholesterol là một phân tử quý, quý đến nỗi ta không thể phá hủy nó, mà chỉ có thể chuyển nó thành các hormon có cấu trúc nhân steroid hoặc thành vitamin D”.
Cholesterol cũng có mặt trong cấu trúc của màng tế bào: Cần phải có cholesterol trong việc sản xuất từng tế bào của cơ thể. Không có cholesterol, con người không thể tồn tại.
Trước đây, ở Mỹ, nhiều người ăn trứng thường loại bỏ lòng đỏ, chỉ ăn lòng trắng vì sợ cholesterol. Nhưng hiện nay, người ta đã loại bỏ ý nghĩ này.

Vậy ăn bao nhiêu trứng một ngày là đủ?
Một nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng (đã đăng tải trên tạp chí SNI 6/2015) đã thực hiện với việc theo dõi một nhóm người được ăn trứng, tối đa 3 quả mỗi ngày. Theo dõi trong nhiều tháng cho thấy:
Nồng độ cholesterol toàn phần (HDL +LDL) trên thực tế không thay đổi. Đôi khi có sự tăng nhẹ tạm thời. Nồng độ có lúc thấp hơn mức bình thường.
Những người được ăn trứng chất lượng tốt (do gà được nuôi bằng thực phẩm hữu cơ và giàu omega-3) có nồng độ triglycerid giảm (triglycerid là yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch).
Nồng độ các chất kháng ôxy hóa máu như lutein, zeaxanthin tăng một cách có ý nghĩa. Các chất kháng ôxy hóa này rất tốt cho mắt, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Như vậy, ở nghiên cứu này cho thấy chúng ta có thể ăn tối đa 3 quả trứng mỗi ngày, trứng không những không hại mà còn có lợi cho sức khỏe.
Cholesterol có nhiều trong lòng đỏ trứng.
cholesterol có nhiều trong lòng đó trứng gà
 
Vậy nếu ăn nhiều hơn 3 quả thì sao? Điều này chưa rõ vì chưa có nghiên cứu nào về việc này. Có nghĩa là chưa có chứng cớ là sẽ có hại hay có lợi. Tuy nhiên, có thể kể ra một trường hợp khá đặc biệt: Một người đàn ông 88 tuổi đã sống hầu như chỉ bằng trứng. Ông này ăn tới 25 quả mỗi ngày. Đo nồng độ cholesterol máu thấy luôn nằm trong giới hạn bình thường. Trường hợp này đã được báo cáo trong tập san New England journal of Medicine. Tất nhiên nó không chứng minh được điều gì, nhưng cũng khá thú vị để tham khảo.
Kinh nghiệm của nhiều vận động viên dùng nhiều cơ bắp (thể hình, bóng bầu dục, các môn đối kháng...) rất thú vị: ăn càng nhiều trứng (toàn phần) họ càng thấy cơ lực mau chóng hồi phục. Nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, những tổn thương của cơ trong luyện tập hấp thu nhiều cholesterol từ thức ăn và chúng có tác dụng đẩy nhanh sự hồi phục của tế bào cơ.

Cần chú ý là không phải trứng nào cũng giống nhau
Nhìn bề ngoài, ta không phân biệt được trứng gà nuôi công nghiệp và trứng gà nuôi bình thường. Nhưng chất lượng hai loại này rất khác nhau.
Trứng có chất lượng tốt hơn là trứng của gà nuôi thả tự do. Lý do khi thả tự nhiên, gà được ăn nhiều chủng loại thực phẩm như giun, ốc, sên, các loại hạt ngũ cốc, lá cây, rau sam,... nên trứng có hàm lượng chất dinh dưỡng quý và giàu chất omega-3 hơn.
Ngược lại, khi bị nuôi nhốt, thức ăn chủ yếu là ngũ cốc nên hậu quả đối với gia cầm cũng như đối với người: ăn quá nhiều ngũ cốc chứa quá nhiều glucid, tiêu hóa quá nhanh, gây béo phì và nhiều loại bệnh.

Trứng và bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu có hệ thống, đáng tin cậy trên nhiều ngàn người đã chứng minh không thấy có mối tương quan giữa việc ăn trứng và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngoại trừ ở một số người bị đái tháo đường. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân.

Nên ăn cả lòng đỏ trứng
Lòng đỏ rất quan trọng vì chứa nhiều chất kháng ôxy hóa (lutein, zeaxanthin) rất bổ ích cho mắt và đặc biệt là cholin, rất có ích cho sức khỏe. Cholin rất cần thiết để sản sinh ra hai chất: acetylcholine có vai trò rất quan trọng trong việc học tập, trí nhớ và vận động cơ bắp và chất phosphatidylcholin là một phân tử cần thiết trong thành phần của màng tế bào thần kinh và nhiều tế bào khác.
Trong thực tế, có tới 90% người thiếu cholin. Vậy ăn trứng toàn phần là cần thiết. Hơn nữa, trứng rất dễ chế biến và rất ngon.

 
ĐTK tổng hợp

3 quả trứng mỗi ngày, vẫn tốt

Nhiều người sợ ăn trứng vì lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol. Tuy nhiên, trong lòng đỏ lại có nhiều chất hiếm và quý như cholin, lutein và zeaxanthin.

Ta cũng biết một quả trứng có tới 186mg cholesterol, tức khoảng 62% lượng cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Nhưng vấn đề này không đáng ngại vì càng ăn nhiều cholesterol thì cơ thể càng ít sản xuất cholesterol. Tại sao lại như vậy?
Cơ thể có cơ chế điều hòa nồng độ cholesterol
Trước đây, người ta cho rằng, ăn thức ăn nhiều cholesterol thì cholesterol máu sẽ tăng, do đó có nhiều nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nhưng trên thực tế, chính gan mới là nơi chủ yếu sản xuất cholesterol. Cholesterol rất quan trọng, do đó cơ thể có những cơ chế đặc biệt để không bao giờ thiếu chất này.
Gan thường xuyên sản xuất cholesterol với số lượng lớn. Nếu có thêm cholesterol trong thực phẩm, gan sẽ sản xuất ít đi. Nồng độ cholesterol máu không bị ảnh hưởng bởi lượng cholesterol từ thực phẩm, hoặc nếu có thì rất ít và chỉ tạm thời mà thôi. Tất nhiên, có một số người chưa tin sự việc này, nhưng khoa học đã chứng minh cholesterol không có hại cho sức khỏe mà ngược lại.
 
 
Không có cholesterol, cơ thể sẽ ngừng hoạt động
Đơn giản cholesterol là một phân tử tự nhiên trong cơ thể. Không có cholesterol, cơ thể sẽ không hoạt động được. BS. Michel de Logeil, một chuyên gia hàng đầu người Pháp về cholesterol, tim mạch và nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) cho biết: “Cholesterol là một phân tử quý, quý đến nỗi ta không thể phá hủy nó, mà chỉ có thể chuyển nó thành các hormon có cấu trúc nhân steroid hoặc thành vitamin D”.
Cholesterol cũng có mặt trong cấu trúc của màng tế bào: Cần phải có cholesterol trong việc sản xuất từng tế bào của cơ thể. Không có cholesterol, con người không thể tồn tại.
Trước đây, ở Mỹ, nhiều người ăn trứng thường loại bỏ lòng đỏ, chỉ ăn lòng trắng vì sợ cholesterol. Nhưng hiện nay, người ta đã loại bỏ ý nghĩ này.

Vậy ăn bao nhiêu trứng một ngày là đủ?
Một nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng (đã đăng tải trên tạp chí SNI 6/2015) đã thực hiện với việc theo dõi một nhóm người được ăn trứng, tối đa 3 quả mỗi ngày. Theo dõi trong nhiều tháng cho thấy:
Nồng độ cholesterol toàn phần (HDL +LDL) trên thực tế không thay đổi. Đôi khi có sự tăng nhẹ tạm thời. Nồng độ có lúc thấp hơn mức bình thường.
Những người được ăn trứng chất lượng tốt (do gà được nuôi bằng thực phẩm hữu cơ và giàu omega-3) có nồng độ triglycerid giảm (triglycerid là yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch).
Nồng độ các chất kháng ôxy hóa máu như lutein, zeaxanthin tăng một cách có ý nghĩa. Các chất kháng ôxy hóa này rất tốt cho mắt, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Như vậy, ở nghiên cứu này cho thấy chúng ta có thể ăn tối đa 3 quả trứng mỗi ngày, trứng không những không hại mà còn có lợi cho sức khỏe.
Cholesterol có nhiều trong lòng đỏ trứng.
cholesterol có nhiều trong lòng đó trứng gà
 
Vậy nếu ăn nhiều hơn 3 quả thì sao? Điều này chưa rõ vì chưa có nghiên cứu nào về việc này. Có nghĩa là chưa có chứng cớ là sẽ có hại hay có lợi. Tuy nhiên, có thể kể ra một trường hợp khá đặc biệt: Một người đàn ông 88 tuổi đã sống hầu như chỉ bằng trứng. Ông này ăn tới 25 quả mỗi ngày. Đo nồng độ cholesterol máu thấy luôn nằm trong giới hạn bình thường. Trường hợp này đã được báo cáo trong tập san New England journal of Medicine. Tất nhiên nó không chứng minh được điều gì, nhưng cũng khá thú vị để tham khảo.
Kinh nghiệm của nhiều vận động viên dùng nhiều cơ bắp (thể hình, bóng bầu dục, các môn đối kháng...) rất thú vị: ăn càng nhiều trứng (toàn phần) họ càng thấy cơ lực mau chóng hồi phục. Nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, những tổn thương của cơ trong luyện tập hấp thu nhiều cholesterol từ thức ăn và chúng có tác dụng đẩy nhanh sự hồi phục của tế bào cơ.

Cần chú ý là không phải trứng nào cũng giống nhau
Nhìn bề ngoài, ta không phân biệt được trứng gà nuôi công nghiệp và trứng gà nuôi bình thường. Nhưng chất lượng hai loại này rất khác nhau.
Trứng có chất lượng tốt hơn là trứng của gà nuôi thả tự do. Lý do khi thả tự nhiên, gà được ăn nhiều chủng loại thực phẩm như giun, ốc, sên, các loại hạt ngũ cốc, lá cây, rau sam,... nên trứng có hàm lượng chất dinh dưỡng quý và giàu chất omega-3 hơn.
Ngược lại, khi bị nuôi nhốt, thức ăn chủ yếu là ngũ cốc nên hậu quả đối với gia cầm cũng như đối với người: ăn quá nhiều ngũ cốc chứa quá nhiều glucid, tiêu hóa quá nhanh, gây béo phì và nhiều loại bệnh.

Trứng và bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu có hệ thống, đáng tin cậy trên nhiều ngàn người đã chứng minh không thấy có mối tương quan giữa việc ăn trứng và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngoại trừ ở một số người bị đái tháo đường. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân.

Nên ăn cả lòng đỏ trứng
Lòng đỏ rất quan trọng vì chứa nhiều chất kháng ôxy hóa (lutein, zeaxanthin) rất bổ ích cho mắt và đặc biệt là cholin, rất có ích cho sức khỏe. Cholin rất cần thiết để sản sinh ra hai chất: acetylcholine có vai trò rất quan trọng trong việc học tập, trí nhớ và vận động cơ bắp và chất phosphatidylcholin là một phân tử cần thiết trong thành phần của màng tế bào thần kinh và nhiều tế bào khác.
Trong thực tế, có tới 90% người thiếu cholin. Vậy ăn trứng toàn phần là cần thiết. Hơn nữa, trứng rất dễ chế biến và rất ngon.

 
ĐTK tổng hợp
Ðọc thêm..

Gà sốt chanh dây là một món ăn khá lạ với nhiều người nhưng sẽ hấp dẫn ngay từ lần đầu thưởng thức với thịt gà mềm, bở tơi được hòa quyện trong nước sốt chanh dây đầy hương vị. Các nguyên liệu hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn có độ hấp dẫn không thể chối từ. Còn chần chừ gì nữa mà bạn không vào bếp cùng sổ tay nấu ăn để học cách làm món ngon này nhỉ?

Hướng dẫn làm gà sốt chanh dây lạ miệng
Hướng dẫn:
 Chuẩn bị các nguyên liệu cho món gà sốt chanh dây ngon tuyệt
- Trước tiên các bạn rửa sạch, bạn có thể sát thêm một chút muối để gà bớt nhớt và mùi hôi rồi rửa sạch lại bằng nước. Tiếp theo, các bạn thái gà thành những miếng vừa ăn.
- Sau đó, các bạn đem gà đi ướp với 1/2 thìa café muối, 1/2 muỗng café tiêu, 1 thìa café bột nêm. Trộn đều và ướp khoảng 10 phút cho thịt gà ngấm gia vị.
cách làm gà sốt chanh dây 1
- Hành tím bỏ vỏ rồi rửa sạch với nước rồi thái nhỏ.
- Các bạn lọc chanh dây lấy nước cốt để riêng, phần hạt để riêng.
Các công đoạn để có món gà sốt chanh dây ngon tuyệt:
Bước 1: Gà áp chảo
- Sau 10 phút ướp gà, gà đã ngấm gia vị thì các bạn đem gà đi hấp cho thịt gà mềm.
- Tiếp theo, các bạn bắc một cái chảo lên bếp rồi cho 1 ít dầu ăn vào chảo đợi dầu nóng thì các bạn cho gà đã hấp vào áp chảo cho đến khi có màu vàng nâu thì tắt bếp.
cách làm gà sốt chanh dây 2
Nếu không thích ăn kiểu hấp rồi chiên cho vỏ giòn thì các bạn có thể đem gà đi nướng. Nếu nướng thì trước khi nướng các bạn phết cho gà một lớp mật ong mỏng phía ngoài để gà có màu đẹp mắt và hương thơm hấp dẫn. Bạn sẽ nướng đến khi gà có vỏ ngoài màu vàng đẹp mắt là được.
Bước 2: Làm nước sốt:
- Trước tiên các bạn cho bơ nhạt tan chảy trên chảo, tiếp theo cho hành tím và 2 thìa rượu vang trắng vào nấu cô lại. Khi thấy rượu vang trắng và bơ cùng hành tím có mùi thơm thì bạn cho nước cốt chanh dây vào.
- Tiếp theo, các bạn nêm 1/2 thìa café hạt nêm vào để có vị chua ngọt vừa ăn.
- Cuối cùng, các bạn cho 1 ít phần hạt chanh dây vào và tiến hành nấu cho nước cô đặc lại theo ý mình. Và nêm nếm lại lần cuối vị đã vừa ăn chưa nhé rồi tắt bếp.
cách làm gà sốt chanh dây 3
Bước 3: Trình bày và thưởng thức:
- Cuối cùng, các bạn cho gà đã áp chảo hoặc gà nướng vào đĩa sau đó rưới nước sốt chanh dây lên trên và thưởng thức.
cách làm gà sốt chanh dây 4
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món gà sốt chanh dây ngon tuyệt này nhé!
Những lưu ý để có món gà sốt chanh dây ngon tuyệt
- Nếu bạn không thích hạt của chanh dây thì không cần phải cho vào.
- Cách chọn gà ngon: Gà ta làm sẵn thường có thân hình nhỏ gọn, săn chắc, ức hẹp. Con gà siêu trứng rất giống với gà ta nên cần phân biệt rõ. Da gà ta vàng nhạt và chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng trong khi gà siêu trứng lại trắng hoặc vàng toàn thân -  Để nhận biết được gà có bị nhuộm màu hay không hãy quan sát, nếu da gà có màu vàng mà lớp mỡ bên trong trắng thì đó là gà được nhuộm hóa chất. Da gà ta mỏng, mịn, độ đàn hồi cao. Chọn thịt gà trông phải tươi, thịt không có mùi hôi hoặc mùi kháng sinh, trên da không có vết bầm tím hoặc tụ máu. Muốn mua gà ngon thì không nên chọn những con gà đen sạm vì đó là gà đã chết trước khi làm. Ngoài ra, để tránh mua phải gà bơm nước, bạn hãy để ý, dùng tay ấn vào vị trí bị nghi là bơm nước (chủ yếu là đùi, lườn) để kiểm tra, nếu thấy nhão, trơn hoặc biến dạng thì nên tránh, không mua nữa.
 
ĐTK tổng hợp

Hướng dẫn làm gà sốt chanh dây lạ miệng

Gà sốt chanh dây là một món ăn khá lạ với nhiều người nhưng sẽ hấp dẫn ngay từ lần đầu thưởng thức với thịt gà mềm, bở tơi được hòa quyện trong nước sốt chanh dây đầy hương vị. Các nguyên liệu hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn có độ hấp dẫn không thể chối từ. Còn chần chừ gì nữa mà bạn không vào bếp cùng sổ tay nấu ăn để học cách làm món ngon này nhỉ?

Hướng dẫn làm gà sốt chanh dây lạ miệng
Hướng dẫn:
 Chuẩn bị các nguyên liệu cho món gà sốt chanh dây ngon tuyệt
- Trước tiên các bạn rửa sạch, bạn có thể sát thêm một chút muối để gà bớt nhớt và mùi hôi rồi rửa sạch lại bằng nước. Tiếp theo, các bạn thái gà thành những miếng vừa ăn.
- Sau đó, các bạn đem gà đi ướp với 1/2 thìa café muối, 1/2 muỗng café tiêu, 1 thìa café bột nêm. Trộn đều và ướp khoảng 10 phút cho thịt gà ngấm gia vị.
cách làm gà sốt chanh dây 1
- Hành tím bỏ vỏ rồi rửa sạch với nước rồi thái nhỏ.
- Các bạn lọc chanh dây lấy nước cốt để riêng, phần hạt để riêng.
Các công đoạn để có món gà sốt chanh dây ngon tuyệt:
Bước 1: Gà áp chảo
- Sau 10 phút ướp gà, gà đã ngấm gia vị thì các bạn đem gà đi hấp cho thịt gà mềm.
- Tiếp theo, các bạn bắc một cái chảo lên bếp rồi cho 1 ít dầu ăn vào chảo đợi dầu nóng thì các bạn cho gà đã hấp vào áp chảo cho đến khi có màu vàng nâu thì tắt bếp.
cách làm gà sốt chanh dây 2
Nếu không thích ăn kiểu hấp rồi chiên cho vỏ giòn thì các bạn có thể đem gà đi nướng. Nếu nướng thì trước khi nướng các bạn phết cho gà một lớp mật ong mỏng phía ngoài để gà có màu đẹp mắt và hương thơm hấp dẫn. Bạn sẽ nướng đến khi gà có vỏ ngoài màu vàng đẹp mắt là được.
Bước 2: Làm nước sốt:
- Trước tiên các bạn cho bơ nhạt tan chảy trên chảo, tiếp theo cho hành tím và 2 thìa rượu vang trắng vào nấu cô lại. Khi thấy rượu vang trắng và bơ cùng hành tím có mùi thơm thì bạn cho nước cốt chanh dây vào.
- Tiếp theo, các bạn nêm 1/2 thìa café hạt nêm vào để có vị chua ngọt vừa ăn.
- Cuối cùng, các bạn cho 1 ít phần hạt chanh dây vào và tiến hành nấu cho nước cô đặc lại theo ý mình. Và nêm nếm lại lần cuối vị đã vừa ăn chưa nhé rồi tắt bếp.
cách làm gà sốt chanh dây 3
Bước 3: Trình bày và thưởng thức:
- Cuối cùng, các bạn cho gà đã áp chảo hoặc gà nướng vào đĩa sau đó rưới nước sốt chanh dây lên trên và thưởng thức.
cách làm gà sốt chanh dây 4
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món gà sốt chanh dây ngon tuyệt này nhé!
Những lưu ý để có món gà sốt chanh dây ngon tuyệt
- Nếu bạn không thích hạt của chanh dây thì không cần phải cho vào.
- Cách chọn gà ngon: Gà ta làm sẵn thường có thân hình nhỏ gọn, săn chắc, ức hẹp. Con gà siêu trứng rất giống với gà ta nên cần phân biệt rõ. Da gà ta vàng nhạt và chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng trong khi gà siêu trứng lại trắng hoặc vàng toàn thân -  Để nhận biết được gà có bị nhuộm màu hay không hãy quan sát, nếu da gà có màu vàng mà lớp mỡ bên trong trắng thì đó là gà được nhuộm hóa chất. Da gà ta mỏng, mịn, độ đàn hồi cao. Chọn thịt gà trông phải tươi, thịt không có mùi hôi hoặc mùi kháng sinh, trên da không có vết bầm tím hoặc tụ máu. Muốn mua gà ngon thì không nên chọn những con gà đen sạm vì đó là gà đã chết trước khi làm. Ngoài ra, để tránh mua phải gà bơm nước, bạn hãy để ý, dùng tay ấn vào vị trí bị nghi là bơm nước (chủ yếu là đùi, lườn) để kiểm tra, nếu thấy nhão, trơn hoặc biến dạng thì nên tránh, không mua nữa.
 
ĐTK tổng hợp
Ðọc thêm..

Tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định dành gói tín dụng khoảng 50 – 60 nghìn tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất.

Chiều nay, 18/12, tại TPHCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Sự kiện do Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA Việt Nam –đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) tổ chức với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp.
Không để quy hoạch cản trở công nghệ cao
Tại hội nghị, Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương  đã trao đổi, giải đáp trực tiếp các mối quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Cuộc đối thoại diễn ra thẳng thắn, cởi mở, dân chủ, mà theo Thủ tướng, một xã hội cởi mở, dân chủ là yếu tố dẫn đến thành công.
“Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ diễn ra rất quyết liệt trên toàn cầu thì Việt Nam chúng ta có 3 thế mạnh rất quan trọng, một là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, hai là công nghệ thông tin và thứ ba là du lịch”, Thủ tướng nói và hoan nghênh ý định của DAA về phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Thủ tướng nêu rõ tầm nhìn, khát vọng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đa chức năng, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Việt Nam nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đứng trong nhóm các quốc gia nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có vị thế quan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Từ nền tảng phát triển nông nghiệp, thúc đẩy nhiều ngành khác như công nghiệp chế biến, thực phẩm, công nghiệp sản xuất máy móc và vật tư đầu vào cho nông nghiệp, phát triển các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng. “Phấn đấu sớm đưa Việt Nam thành một quốc gia hàng đầu về sản phẩm nông nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị
Căn cứ một số đề nghị của DAA, Thủ tướng nêu rõ thông điệp: Không phải địa phương nào được quy hoạch trong các vùng nông nghiệp công nghệ cao thì mới được phép đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Thay vào đó, cần phải bảo đảm rằng mọi nông dân Việt Nam bất kể vùng miền nào, bất kể quy mô nào, tính chất như thế nào cũng được khuyến khích áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Về đề xuất của Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung, doanh nghiệp đang phát triển mô hình sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao, Thủ tướng nhất trí việc mở rộng diện tích nuôi tôm. Thủ tướng cho biết sẽ cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì một hội nghị về phát triển tôm chất lượng cao ở Việt Nam trong tháng 1/2017.
Về đề xuất của các doanh nghiệp liên quan đến hỗ trợ tín dụng, Thủ tướng quyết ngay: Phải có một gói tín dụng 50 – 60 nghìn tỷ đồng để phục vụ công việc này với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất, nhưng không chỉ cho một ngân hàng thương mại làm việc này mà cho nhiều ngân hàng thương mại. Bởi vì nguyên tắc quan trọng của kinh tế thị trường là cạnh tranh, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, chống tiêu cực, chi phí không chính thức.
Cho biết Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại tự do, là thành viên WTO, Thủ tướng đồng ý với ý kiến các doanh nghiệp là Việt Nam cần có hàng rào kỹ thuật đúng quy định và các cam kết hội nhập để bảo vệ nông sản trong nước.
Thủ tướng nhất trí với các ý kiến là cần thiết phải sửa điều 193 Luật Đất đai về điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và Thông tư 23 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đất đai để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.
Thủ tướng cũng cho rằng phải tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, hộ cá thể, “chứ để các hộ nhỏ li ti như hiện nay thì khó cạnh tranh trong kinh tế thị trường”.
Thủ tướng cũng đánh giá cao đề xuất của DAA về mô hình phát triển các khu tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao.
Thí điểm thành lập ngân hàng quỹ đất
Trên tinh thần đó, Thủ tướng nêu một số chủ trương. Cụ thể là hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng tiềm năng và lợi thế so sánh, phải tính toán lại sử dụng đất đai có hiệu quả nhất để thực hiện chủ trương đưa cơ giới hóa, đưa doanh nghiệp vào nông nghiệp. Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang thí điểm thành lập ngân hàng về quỹ đất và xem xét việc hình thành thị trường quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng đất.
Cùng với tín dụng, cần thành lập phát triển một số quỹ bảo hiểm nông nghiệp, quỹ hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh chủ trương tăng cường liên kết giữa 4 nhà, trong đó liên kết giữa nhà nông và nhà đầu tư là nòng cốt, đặc biệt là xây dựng cho được chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và phân phối nông sản, tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.
Thủ tướng đề nghị nông nghiệp công nghệ cao trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là nền nông nghiệp không chỉ ứng dụng công nghệ cứng, tức là thiết bị, máy móc mà phải biết tranh thủ công nghệ mềm là công nghệ thông tin, mạng xã hội, các phương thức kết nối phi truyền thống…
Phải xắn tay áo vào làm
Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Theo đó, Bộ NN&PTNT rà soát, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao theo hướng mở, hiệu quả bền vững; nghiên cứu, có chính sách ưu đãi cho các khu nông nghiệp công nghệ cao.
Bộ Tài nguyên và Môi trường kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, tạo thuận lợi cho quá trình tích tụ ruộng đất, có chính sách cho nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp; rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi về đất đai để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cả trong nước và quốc tế, thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản chất lượng cao có giá trị. Nghiên cứu các loại nhà kính, một số công cụ sản xuất phục vụ nông nghiệp công nghệ cao để phát triển ngành cơ khí, khoa học công nghệ trong nước, đồng thời giảm giá thành đầu tư trong nông nghiệp.
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, ban hành cơ chế đầu tư tín dụng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhất là nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, hình thành quỹ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện chính sách về thúc đẩy sức sáng tạo, chuyển giao, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; ưu tiên ngân sách cho các nhiệm vụ khoa học, ứng dụng công nghệ sinh học, thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin khoa học công nghệ, sử dụng quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trong hỗ trợ các dự án nông nghiệp công nghệ cao.
Ngành Y tế kiểm tra, xác định các sản phẩm nông nghiệp sạch đến người dân, “phải làm mạnh mẽ hơn, công bố cái nào sạch, cái nào tốt” để người tiêu dùng yên tâm.
Yêu cầu rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh, UBND các tỉnh, thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi, trước hết là về thủ tục hành chính và có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. “Địa phương phải xắn tay áo lên làm việc này”, Thủ tướng chỉ rõ.
Tại Hội nghị, Thủ tướng đã nhấn nút khởi động chương trình truy xuất nguồn gốc rau an toàn cho TP. Hà Nội và TPHCM.
Doanh nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân
Tại hội nghị, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch DAA Việt Nam bày tỏ mong muốn đưa ra cách làm mới trong nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết giá trị, doanh nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân.
“Cách làm mới này sẽ góp phần thay đổi ngành nông nghiệp Việt Nam từ sản xuất truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao, từ ngành có giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng thấp sang ngành có giá trị vượt trội so với các ngành công nghiệp truyền thống và hình thành một chuỗi giá trị nông nghiệp hiệu quả cạnh tranh cung cấp sản phẩm có chất lượng”, ông Bình nói.
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã được trực tiếp học hỏi những kinh nghiệm thành công thông qua kinh nghiệm thực tiễn từ chính các doanh nghiệp hội viên của DAA Việt Nam. Chẳng hạn như mô hình sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung; kinh nghiệm của “lão nông triệu đô” Võ Quan Huy tự xây dựng chuỗi giá trị của riêng mình - từ chăn nuôi bò, nuôi tôm thịt đến trồng chuối xuất khẩu.
Bên cạnh đó, DAA Việt Nam đã giới thiệu đề án ứng dụng công nghệ số trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm - “Sử dụng tem thông minh DAA STAMP truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng Thực phẩm an toàn”. DAA Việt Nam cũng ký kết 2 thỏa thuận hợp tác và khởi động mô hình thí điểm truy xuất nguồn gốc rau an toàn với UBND TP. Hà Nội và UBND TPHCM.
 
ĐTK tổng hợp

Thủ tướng quyết ngay gói tín dụng 50 - 60 nghìn tỷ đồng

Tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định dành gói tín dụng khoảng 50 – 60 nghìn tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất.

Chiều nay, 18/12, tại TPHCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Sự kiện do Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA Việt Nam –đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) tổ chức với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp.
Không để quy hoạch cản trở công nghệ cao
Tại hội nghị, Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương  đã trao đổi, giải đáp trực tiếp các mối quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Cuộc đối thoại diễn ra thẳng thắn, cởi mở, dân chủ, mà theo Thủ tướng, một xã hội cởi mở, dân chủ là yếu tố dẫn đến thành công.
“Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ diễn ra rất quyết liệt trên toàn cầu thì Việt Nam chúng ta có 3 thế mạnh rất quan trọng, một là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, hai là công nghệ thông tin và thứ ba là du lịch”, Thủ tướng nói và hoan nghênh ý định của DAA về phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Thủ tướng nêu rõ tầm nhìn, khát vọng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đa chức năng, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Việt Nam nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đứng trong nhóm các quốc gia nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có vị thế quan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Từ nền tảng phát triển nông nghiệp, thúc đẩy nhiều ngành khác như công nghiệp chế biến, thực phẩm, công nghiệp sản xuất máy móc và vật tư đầu vào cho nông nghiệp, phát triển các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng. “Phấn đấu sớm đưa Việt Nam thành một quốc gia hàng đầu về sản phẩm nông nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị
Căn cứ một số đề nghị của DAA, Thủ tướng nêu rõ thông điệp: Không phải địa phương nào được quy hoạch trong các vùng nông nghiệp công nghệ cao thì mới được phép đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Thay vào đó, cần phải bảo đảm rằng mọi nông dân Việt Nam bất kể vùng miền nào, bất kể quy mô nào, tính chất như thế nào cũng được khuyến khích áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Về đề xuất của Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung, doanh nghiệp đang phát triển mô hình sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao, Thủ tướng nhất trí việc mở rộng diện tích nuôi tôm. Thủ tướng cho biết sẽ cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì một hội nghị về phát triển tôm chất lượng cao ở Việt Nam trong tháng 1/2017.
Về đề xuất của các doanh nghiệp liên quan đến hỗ trợ tín dụng, Thủ tướng quyết ngay: Phải có một gói tín dụng 50 – 60 nghìn tỷ đồng để phục vụ công việc này với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất, nhưng không chỉ cho một ngân hàng thương mại làm việc này mà cho nhiều ngân hàng thương mại. Bởi vì nguyên tắc quan trọng của kinh tế thị trường là cạnh tranh, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, chống tiêu cực, chi phí không chính thức.
Cho biết Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại tự do, là thành viên WTO, Thủ tướng đồng ý với ý kiến các doanh nghiệp là Việt Nam cần có hàng rào kỹ thuật đúng quy định và các cam kết hội nhập để bảo vệ nông sản trong nước.
Thủ tướng nhất trí với các ý kiến là cần thiết phải sửa điều 193 Luật Đất đai về điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và Thông tư 23 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đất đai để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.
Thủ tướng cũng cho rằng phải tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, hộ cá thể, “chứ để các hộ nhỏ li ti như hiện nay thì khó cạnh tranh trong kinh tế thị trường”.
Thủ tướng cũng đánh giá cao đề xuất của DAA về mô hình phát triển các khu tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao.
Thí điểm thành lập ngân hàng quỹ đất
Trên tinh thần đó, Thủ tướng nêu một số chủ trương. Cụ thể là hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng tiềm năng và lợi thế so sánh, phải tính toán lại sử dụng đất đai có hiệu quả nhất để thực hiện chủ trương đưa cơ giới hóa, đưa doanh nghiệp vào nông nghiệp. Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang thí điểm thành lập ngân hàng về quỹ đất và xem xét việc hình thành thị trường quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng đất.
Cùng với tín dụng, cần thành lập phát triển một số quỹ bảo hiểm nông nghiệp, quỹ hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh chủ trương tăng cường liên kết giữa 4 nhà, trong đó liên kết giữa nhà nông và nhà đầu tư là nòng cốt, đặc biệt là xây dựng cho được chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và phân phối nông sản, tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.
Thủ tướng đề nghị nông nghiệp công nghệ cao trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là nền nông nghiệp không chỉ ứng dụng công nghệ cứng, tức là thiết bị, máy móc mà phải biết tranh thủ công nghệ mềm là công nghệ thông tin, mạng xã hội, các phương thức kết nối phi truyền thống…
Phải xắn tay áo vào làm
Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Theo đó, Bộ NN&PTNT rà soát, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao theo hướng mở, hiệu quả bền vững; nghiên cứu, có chính sách ưu đãi cho các khu nông nghiệp công nghệ cao.
Bộ Tài nguyên và Môi trường kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, tạo thuận lợi cho quá trình tích tụ ruộng đất, có chính sách cho nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp; rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi về đất đai để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cả trong nước và quốc tế, thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản chất lượng cao có giá trị. Nghiên cứu các loại nhà kính, một số công cụ sản xuất phục vụ nông nghiệp công nghệ cao để phát triển ngành cơ khí, khoa học công nghệ trong nước, đồng thời giảm giá thành đầu tư trong nông nghiệp.
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, ban hành cơ chế đầu tư tín dụng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhất là nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, hình thành quỹ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện chính sách về thúc đẩy sức sáng tạo, chuyển giao, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; ưu tiên ngân sách cho các nhiệm vụ khoa học, ứng dụng công nghệ sinh học, thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin khoa học công nghệ, sử dụng quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trong hỗ trợ các dự án nông nghiệp công nghệ cao.
Ngành Y tế kiểm tra, xác định các sản phẩm nông nghiệp sạch đến người dân, “phải làm mạnh mẽ hơn, công bố cái nào sạch, cái nào tốt” để người tiêu dùng yên tâm.
Yêu cầu rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh, UBND các tỉnh, thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi, trước hết là về thủ tục hành chính và có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. “Địa phương phải xắn tay áo lên làm việc này”, Thủ tướng chỉ rõ.
Tại Hội nghị, Thủ tướng đã nhấn nút khởi động chương trình truy xuất nguồn gốc rau an toàn cho TP. Hà Nội và TPHCM.
Doanh nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân
Tại hội nghị, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch DAA Việt Nam bày tỏ mong muốn đưa ra cách làm mới trong nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết giá trị, doanh nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân.
“Cách làm mới này sẽ góp phần thay đổi ngành nông nghiệp Việt Nam từ sản xuất truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao, từ ngành có giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng thấp sang ngành có giá trị vượt trội so với các ngành công nghiệp truyền thống và hình thành một chuỗi giá trị nông nghiệp hiệu quả cạnh tranh cung cấp sản phẩm có chất lượng”, ông Bình nói.
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã được trực tiếp học hỏi những kinh nghiệm thành công thông qua kinh nghiệm thực tiễn từ chính các doanh nghiệp hội viên của DAA Việt Nam. Chẳng hạn như mô hình sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung; kinh nghiệm của “lão nông triệu đô” Võ Quan Huy tự xây dựng chuỗi giá trị của riêng mình - từ chăn nuôi bò, nuôi tôm thịt đến trồng chuối xuất khẩu.
Bên cạnh đó, DAA Việt Nam đã giới thiệu đề án ứng dụng công nghệ số trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm - “Sử dụng tem thông minh DAA STAMP truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng Thực phẩm an toàn”. DAA Việt Nam cũng ký kết 2 thỏa thuận hợp tác và khởi động mô hình thí điểm truy xuất nguồn gốc rau an toàn với UBND TP. Hà Nội và UBND TPHCM.
 
ĐTK tổng hợp
Ðọc thêm..

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thẳng thắn thừa nhận điểm nghẽn tăng trưởng để khơi thông dòng chảy, đẩy mạnh đổi mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị cũng như an ninh và khó có thể dự đoán, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khả năng bị ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam, với độ mở lớn. Chính vì vậy, ông muốn nghe những ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thể chế và chính sách.
“Thay mặt chính phủ, tôi rất cảm ơn và vui mừng được chào đón các nhà khoa học trong và ngoài nước đã có mặt tại đây để cùng với các chuyên gia trong nước đưa ra những đóng góp cho Việt Nam”, Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị chiều 13/12, diễn ra ở thủ đô Hà Nội.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Duy Minh
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Duy Minh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Nhóm Sáng kiến Việt Nam với mạng lưới các chuyên gia, học giả toàn cầu đã quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam và mong muốn tham mưu cho Chính phủ trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh tri thức là nguồn lực vô cùng quan trọng của đất nước. Đảng và Nhà nước hoan nghênh và khuyến khích các chuyên giả, học giả, trong đó có trí thức nước ngoài với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm dày dặn, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.
"Tinh thần của Chính phủ là đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra bởi nếu tăng trưởng thấp sẽ kéo theo nợ công và tình trạng thiếu việc làm gia tăng", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Tham dự Hội nghị bàn tròn Mạng lưới chuyên gia toàn cầu về phát triển Việt Nam còn có Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo các bộ, ban, ngành cùng đội ngũ đông đảo các chuyên gia hàng đầu về phát triển Việt Nam cả trong và ngoài nước, trong đó có nhóm Sáng kiến Việt Nam với những tên tuổi như Phó giáo sư tiến sỹ Trần Ngọc Anh, giảng viên trường Đại học Indiana và Harvard (Mỹ), giáo sư Ngô Bảo Châu…. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ điều hành phiên thảo luận.
Hội nghị đã thảo luận về ba chủ đề: (i) Định vị Việt Nam trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; (ii) Chính sách công nghiệp cho Việt Nam trong giai đoạn tới; (iii) Phá bỏ điểm nghẽn tăng trưởng và kiến tạo phát triển. Đây là những vấn đề Việt Nam đang rất quan tâm thúc đẩy nhưng quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn.
Giáo sư Ricardo Hausmann tại Đại học Harvard có bài trình bày ấn tượng về mô hình phân tích cấu trúc của nền kinh tế thông qua đánh giá về sự đa dạng năng lực sản xuất, độ phức tạp của các sản phẩm xuất khẩu và mối liên hệ mật thiết với tăng trưởng của một quốc gia. Mô hình này không chỉ đánh giá theo ngành hàng mà còn giúp đánh giá lợi thế theo vùng miền, địa phương, từ đó đóng góp kiến thức đầu vào cho quá trình hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ngành, hàng, quy hoạch vùng, miền hợp lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.
Giáo sư Trần Văn Thọ của Đại học Waseda (Nhật), trong tham luận của mình về chính sách công nghiệp hoá của Việt Nam cho giai đoạn mới, đặc biệt nhấn mạnh Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hoá vừa theo diện rộng vừa đi vào chiều sâu. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc tránh được bẫy gia công khi tham gia chuỗi giá trị là một thách thức không nhỏ, đang là mối quan tâm, trăn trở của các nhà hoạch định chính sách.
Phó Giáo sư Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra những điểm nghẽn đang tồn tại trong hệ thống kinh tế Việt Nam hiện đại. Những điểm nghẽn này rõ ràng đang cản trở Việt Nam phát triển kinh tế một cách bền vững cần phải được phá bỏ. Phó Giáo sư khuyến nghị Chính phủ cần phải xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của Chính phủ với các chỉ số đo lường chất lượng cụ thể nhằm hướng tới một chính phủ kiến tạo, phục vụ và hành động.
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp tích cực của các chuyên gia, học giả quốc tế và tri thức Việt Nam ở nước ngoài về các vấn đề Việt Nam đang theo đuổi và còn nhiều trăn trở. Thủ tướng nhấn mạnh xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp là tôn chỉ hành động của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua. Thực tiễn 30 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và phát triển, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh Chính phủ phải thẳng thắn nhìn nhận quá trình phát triển đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu điểm, với việc xuất hiện các điểm nghẽn tăng trưởng. Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ hiện tại là Chính phủ “lắng nghe”, lắng nghe người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là từ các nhà khoa học quốc tế, trong nước, lắng nghe để hành động hiệu quả, thực chất hơn.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị các Bộ, ngành tham khảo và nghiên cứu các đề xuất của các chuyên gia, học giả; đề nghị duy trì kênh đối thoại thường niên giữa tri thức quốc tế và tri thức Việt Nam ở nước ngoài với Chính phủ để cùng chung tay xây dựng đất nước, hỗ trợ Chính phủ tháo gỡ khó khăn, phá bỏ điểm nghẽn, khơi thông dòng chảy, đẩy mạnh đổi mới, hướng tới tương lai.
ĐTK tổng hợp 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thẳng thắn thừa nhận điểm nghẽn tăng trưởng để khơi thông dòng chảy, đẩy mạnh đổi mới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thẳng thắn thừa nhận điểm nghẽn tăng trưởng để khơi thông dòng chảy, đẩy mạnh đổi mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị cũng như an ninh và khó có thể dự đoán, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khả năng bị ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam, với độ mở lớn. Chính vì vậy, ông muốn nghe những ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thể chế và chính sách.
“Thay mặt chính phủ, tôi rất cảm ơn và vui mừng được chào đón các nhà khoa học trong và ngoài nước đã có mặt tại đây để cùng với các chuyên gia trong nước đưa ra những đóng góp cho Việt Nam”, Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị chiều 13/12, diễn ra ở thủ đô Hà Nội.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Duy Minh
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Duy Minh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Nhóm Sáng kiến Việt Nam với mạng lưới các chuyên gia, học giả toàn cầu đã quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam và mong muốn tham mưu cho Chính phủ trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh tri thức là nguồn lực vô cùng quan trọng của đất nước. Đảng và Nhà nước hoan nghênh và khuyến khích các chuyên giả, học giả, trong đó có trí thức nước ngoài với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm dày dặn, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.
"Tinh thần của Chính phủ là đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra bởi nếu tăng trưởng thấp sẽ kéo theo nợ công và tình trạng thiếu việc làm gia tăng", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Tham dự Hội nghị bàn tròn Mạng lưới chuyên gia toàn cầu về phát triển Việt Nam còn có Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo các bộ, ban, ngành cùng đội ngũ đông đảo các chuyên gia hàng đầu về phát triển Việt Nam cả trong và ngoài nước, trong đó có nhóm Sáng kiến Việt Nam với những tên tuổi như Phó giáo sư tiến sỹ Trần Ngọc Anh, giảng viên trường Đại học Indiana và Harvard (Mỹ), giáo sư Ngô Bảo Châu…. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ điều hành phiên thảo luận.
Hội nghị đã thảo luận về ba chủ đề: (i) Định vị Việt Nam trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; (ii) Chính sách công nghiệp cho Việt Nam trong giai đoạn tới; (iii) Phá bỏ điểm nghẽn tăng trưởng và kiến tạo phát triển. Đây là những vấn đề Việt Nam đang rất quan tâm thúc đẩy nhưng quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn.
Giáo sư Ricardo Hausmann tại Đại học Harvard có bài trình bày ấn tượng về mô hình phân tích cấu trúc của nền kinh tế thông qua đánh giá về sự đa dạng năng lực sản xuất, độ phức tạp của các sản phẩm xuất khẩu và mối liên hệ mật thiết với tăng trưởng của một quốc gia. Mô hình này không chỉ đánh giá theo ngành hàng mà còn giúp đánh giá lợi thế theo vùng miền, địa phương, từ đó đóng góp kiến thức đầu vào cho quá trình hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ngành, hàng, quy hoạch vùng, miền hợp lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.
Giáo sư Trần Văn Thọ của Đại học Waseda (Nhật), trong tham luận của mình về chính sách công nghiệp hoá của Việt Nam cho giai đoạn mới, đặc biệt nhấn mạnh Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hoá vừa theo diện rộng vừa đi vào chiều sâu. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc tránh được bẫy gia công khi tham gia chuỗi giá trị là một thách thức không nhỏ, đang là mối quan tâm, trăn trở của các nhà hoạch định chính sách.
Phó Giáo sư Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra những điểm nghẽn đang tồn tại trong hệ thống kinh tế Việt Nam hiện đại. Những điểm nghẽn này rõ ràng đang cản trở Việt Nam phát triển kinh tế một cách bền vững cần phải được phá bỏ. Phó Giáo sư khuyến nghị Chính phủ cần phải xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của Chính phủ với các chỉ số đo lường chất lượng cụ thể nhằm hướng tới một chính phủ kiến tạo, phục vụ và hành động.
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp tích cực của các chuyên gia, học giả quốc tế và tri thức Việt Nam ở nước ngoài về các vấn đề Việt Nam đang theo đuổi và còn nhiều trăn trở. Thủ tướng nhấn mạnh xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp là tôn chỉ hành động của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua. Thực tiễn 30 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và phát triển, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh Chính phủ phải thẳng thắn nhìn nhận quá trình phát triển đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu điểm, với việc xuất hiện các điểm nghẽn tăng trưởng. Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ hiện tại là Chính phủ “lắng nghe”, lắng nghe người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là từ các nhà khoa học quốc tế, trong nước, lắng nghe để hành động hiệu quả, thực chất hơn.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị các Bộ, ngành tham khảo và nghiên cứu các đề xuất của các chuyên gia, học giả; đề nghị duy trì kênh đối thoại thường niên giữa tri thức quốc tế và tri thức Việt Nam ở nước ngoài với Chính phủ để cùng chung tay xây dựng đất nước, hỗ trợ Chính phủ tháo gỡ khó khăn, phá bỏ điểm nghẽn, khơi thông dòng chảy, đẩy mạnh đổi mới, hướng tới tương lai.
ĐTK tổng hợp 
Ðọc thêm..

Trong khi ngành chăn nuôi trong nước chưa thoát khỏi những bất cập từ nội tại như chất lượng, giá thành thì việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nhất là các sản phẩm thịt đông lạnh đã khó lại càng khó hơn nữa cho các sản phẩm thịt của Việt Nam.

Nhu cầu cao
Việt Nam nằm trong top 10 nước sản xuất và tiêu thụ thịt lợn nhất thế giới. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt lợn vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt. Ngành chăn nuôi trong nước đang đạt mức tăng trưởng bình quân 4 - 5%/năm và có 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cung ứng một nửa sản lượng thịt tiêu thụ trong cả nước. Năng suất chăn nuôi gia súc trong nước ngày càng giảm, giá thành cao, trong khi thịt nhập khẩu có lợi thế giá thấp hơn 30% so với giá thị trường nên sản lượng thịt nhập khẩu ngày càng lớn. Sản lượng tiêu thụ thịt lợn hiện nay bình quân là 33,5 kg/người nhưng đến năm 2020, dự kiến con số này sẽ là 39 kg. Vì thế, thị trường còn tiềm năng rất lớn để khai thác.
Nguy cơ tiềm ẩn từ thịt tươi sống
Báo cáo của Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho thấy, qua khảo sát việc kinh doanh buôn bán thịt tươi sống tại chợ trong địa bàn, thì phát hiện 52 mẫu trên tổng số 334 mẫu thịt tươi dương tính với với Salbutamol (trong số 18 chất kích thích tăng trưởng bị cấm) và 33 mẫu có Dexametazon (thuộc nhóm corticoid giữ nước trong lợn). Không chỉ vậy, tình trạng người chăn nuôi cho vật nuôi ăn mặn để uống nhiều nước, chích chất corticoid để giữ nước hay bơm nước vào vật nuôi đang diễn ra hàng ngày.
Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, hiện nay có nhiều điểm bán thịt gia súc, gia cầm tươi sống ở các khu dân cư, chợ truyền thống, chợ cóc, chợ dân chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) chưa đảm bảo. Đối với khâu giết mổ, sơ chế bảo quản: các cơ sở giết mổ công nghiệp với dây chuyền lớn, hiện đại được nhập khẩu từ các nước phát triển hiện nay không hoạt động được do khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân do chưa liên kết tốt từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm, vì hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích và các cơ sở chế biến tự nhập lợn mảnh của các lò thủ công về gói bán.
Kiểm tra một số cửa hàng kinh doanh thịt trâu, thịt bò tươi sống tại chợ Trung tâm thị trấn Phố Mới (Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh nhận thấy điều kiện cơ sở vật chất kinh doanh tại đây cũng chưa bảo đảm vệ sinh ATTP: Hệ thống phòng chống côn trùng không đầy đủ và hiệu quả, hệ thống cống rãnh chưa hợp vệ sinh, thực phẩm tiêu hủy, thực phẩm sống còn để lẫn với thực phẩm chín…
Chính vì vậy mà việc tiêu thụ sản phẩm thịt tươi sống hiện cũng gặp nhiều khó khăn do không đảm bảo chất lượng ATTP; trong khi việc nhập khẩu thịt đông lạnh ngày một gia tăng.
Khó cạnh tranh thịt nhập khẩu
Chính vì những bất cập trong giết mổ, tiêu thụ thịt như trên nên khi ngành chăn nuôi Việt Nam hội nhập sâu rộng thì ngành thịt tươi sống của chúng ta sẽ khó cạnh tranh với sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu chất lượng đảm bảo hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp bán lẻ và sản xuất; đồng thời tuyên truyền thay đổi tập quán thói quen của người tiêu dùng sử dụng thịt mát, cấp đông. Các doanh nghiệp cũng cần tiếp cận ngay công nghệ sản xuất này, hiện nay các sản phẩm thịt mát, cấp đông chưa sản xuất theo đúng quy trình. Theo đó, quy trình làm mát thịt từ sau khi giết mổ trên dây chuyền công nghiệp, thịt sẽ tự động chuyển vào khu làm mát từ 0 đến 40C, trong thời gian 8 - 12 tiếng, sau đó mới pha lóc đóng khay thịt mát hoăc đóng gói thành sản phẩm đưa vào cấp đông.
thị trường thịt lợn - chăn nuôi
Giá nhiều loại thịt nhập khẩu rẻ hơn ở trong nước     Ảnh: Pleichamp.com
Khảo sát tại siêu thị Lotte Vũng Tàu, một số mặt hàng gà nhập khẩu có giá rẻ hơn nhiều so với gà nội. Cụ thể, gà dai đông lạnh Hàn Quốc giá chỉ 58.000 đồng/kg; gà dai đông lạnh Đài Loan hơn 80.000 đồng/kg; gà dai Hàn Quốc quay sẵn dao động 76.000 -96.000 đồng/kg… Trong khi, giá gà ta thả vườn nguyên con đông lạnh được bán tại siêu thị này có giá 110.000 - 120.000 đồng/kg; gà ta thả vườn quay sẵn 126.000 đồng/kg. Theo ghi nhận, các sản phẩm gà dai, gà đông lạnh nhập khẩu được người tiêu dùng lựa chọn do giá rẻ, phù hợp với túi tiền của công nhân lao động.
Do thói quen của thị trường dùng thịt nóng, không phù hợp với mô hình giết mổ công nghiệp. Được biết, để đảm bảo vệ sinh ATTP, vệ sinh môi trường hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều giết mổ công nghiệp thịt sau khi giết mổ làm mát mới đưa ra thị trường tiêu thụ. Trong khi đó ở Việt Nam, thịt tươi được bán ở các chợ truyền thống là chủ yếu, chiếm 80% thị phần, khó đảm bảo vấn đề ATTP.
Theo các chuyên gia, ATTP liên quan đến 5 khâu: Sản xuất nhập khẩu, vận chuyển - bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm. Để có thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng thì tất cả các khâu nói trên đều cần phải được người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm thực hành bảo đảm vệ sinh.
Hiện nay, tại Việt Nam, thịt gà nội chiếm 55%, gà nhập chiếm 45%. Còn thịt lợn ngoại bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ năm ngoái với giá cạnh tranh và vẫn gia tăng ấn tượng về số lượng. Đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa thịt nội với thịt ngoại về chất lượng, giá bán mà phần thua nghiêng về phía người chăn nuôi trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước đang gặp nhiều bất lợi; bởi, dù có đầu tư công nghệ hiện đại nhưng lại không có đủ nguồn sản phẩm cho chế biến khi vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi còn khá lỏng lẻo và chưa có hiệu quả.
>> Hiện nay, trên thị trường thịt bò đông lạnh nhập khẩu được cung cấp nguyên cây hoặc các nhà cung cấp có thể cắt lát đóng gói trọng lượng từ 500 g trở lên theo nhu cầu người tiêu dùng. Giá thịt bò đông lạnh cũng không quá cao. Cụ thể: thịt bò Australia loại ba chỉ khoảng 150.000 - 275.000 đồng/kg, thịt nạc vai 330.000 - 395.000 đồng/kg, thịt nạc mông 270.000 đồng/kg, thịt thăn 320.000 - 490.000 đồng/kg...
 
ĐTK tổng hợp

Hụt hơi cạnh tranh thịt đông lạnh nhập khẩu

Trong khi ngành chăn nuôi trong nước chưa thoát khỏi những bất cập từ nội tại như chất lượng, giá thành thì việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nhất là các sản phẩm thịt đông lạnh đã khó lại càng khó hơn nữa cho các sản phẩm thịt của Việt Nam.

Nhu cầu cao
Việt Nam nằm trong top 10 nước sản xuất và tiêu thụ thịt lợn nhất thế giới. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt lợn vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt. Ngành chăn nuôi trong nước đang đạt mức tăng trưởng bình quân 4 - 5%/năm và có 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cung ứng một nửa sản lượng thịt tiêu thụ trong cả nước. Năng suất chăn nuôi gia súc trong nước ngày càng giảm, giá thành cao, trong khi thịt nhập khẩu có lợi thế giá thấp hơn 30% so với giá thị trường nên sản lượng thịt nhập khẩu ngày càng lớn. Sản lượng tiêu thụ thịt lợn hiện nay bình quân là 33,5 kg/người nhưng đến năm 2020, dự kiến con số này sẽ là 39 kg. Vì thế, thị trường còn tiềm năng rất lớn để khai thác.
Nguy cơ tiềm ẩn từ thịt tươi sống
Báo cáo của Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho thấy, qua khảo sát việc kinh doanh buôn bán thịt tươi sống tại chợ trong địa bàn, thì phát hiện 52 mẫu trên tổng số 334 mẫu thịt tươi dương tính với với Salbutamol (trong số 18 chất kích thích tăng trưởng bị cấm) và 33 mẫu có Dexametazon (thuộc nhóm corticoid giữ nước trong lợn). Không chỉ vậy, tình trạng người chăn nuôi cho vật nuôi ăn mặn để uống nhiều nước, chích chất corticoid để giữ nước hay bơm nước vào vật nuôi đang diễn ra hàng ngày.
Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, hiện nay có nhiều điểm bán thịt gia súc, gia cầm tươi sống ở các khu dân cư, chợ truyền thống, chợ cóc, chợ dân chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) chưa đảm bảo. Đối với khâu giết mổ, sơ chế bảo quản: các cơ sở giết mổ công nghiệp với dây chuyền lớn, hiện đại được nhập khẩu từ các nước phát triển hiện nay không hoạt động được do khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân do chưa liên kết tốt từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm, vì hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích và các cơ sở chế biến tự nhập lợn mảnh của các lò thủ công về gói bán.
Kiểm tra một số cửa hàng kinh doanh thịt trâu, thịt bò tươi sống tại chợ Trung tâm thị trấn Phố Mới (Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh nhận thấy điều kiện cơ sở vật chất kinh doanh tại đây cũng chưa bảo đảm vệ sinh ATTP: Hệ thống phòng chống côn trùng không đầy đủ và hiệu quả, hệ thống cống rãnh chưa hợp vệ sinh, thực phẩm tiêu hủy, thực phẩm sống còn để lẫn với thực phẩm chín…
Chính vì vậy mà việc tiêu thụ sản phẩm thịt tươi sống hiện cũng gặp nhiều khó khăn do không đảm bảo chất lượng ATTP; trong khi việc nhập khẩu thịt đông lạnh ngày một gia tăng.
Khó cạnh tranh thịt nhập khẩu
Chính vì những bất cập trong giết mổ, tiêu thụ thịt như trên nên khi ngành chăn nuôi Việt Nam hội nhập sâu rộng thì ngành thịt tươi sống của chúng ta sẽ khó cạnh tranh với sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu chất lượng đảm bảo hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp bán lẻ và sản xuất; đồng thời tuyên truyền thay đổi tập quán thói quen của người tiêu dùng sử dụng thịt mát, cấp đông. Các doanh nghiệp cũng cần tiếp cận ngay công nghệ sản xuất này, hiện nay các sản phẩm thịt mát, cấp đông chưa sản xuất theo đúng quy trình. Theo đó, quy trình làm mát thịt từ sau khi giết mổ trên dây chuyền công nghiệp, thịt sẽ tự động chuyển vào khu làm mát từ 0 đến 40C, trong thời gian 8 - 12 tiếng, sau đó mới pha lóc đóng khay thịt mát hoăc đóng gói thành sản phẩm đưa vào cấp đông.
thị trường thịt lợn - chăn nuôi
Giá nhiều loại thịt nhập khẩu rẻ hơn ở trong nước     Ảnh: Pleichamp.com
Khảo sát tại siêu thị Lotte Vũng Tàu, một số mặt hàng gà nhập khẩu có giá rẻ hơn nhiều so với gà nội. Cụ thể, gà dai đông lạnh Hàn Quốc giá chỉ 58.000 đồng/kg; gà dai đông lạnh Đài Loan hơn 80.000 đồng/kg; gà dai Hàn Quốc quay sẵn dao động 76.000 -96.000 đồng/kg… Trong khi, giá gà ta thả vườn nguyên con đông lạnh được bán tại siêu thị này có giá 110.000 - 120.000 đồng/kg; gà ta thả vườn quay sẵn 126.000 đồng/kg. Theo ghi nhận, các sản phẩm gà dai, gà đông lạnh nhập khẩu được người tiêu dùng lựa chọn do giá rẻ, phù hợp với túi tiền của công nhân lao động.
Do thói quen của thị trường dùng thịt nóng, không phù hợp với mô hình giết mổ công nghiệp. Được biết, để đảm bảo vệ sinh ATTP, vệ sinh môi trường hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều giết mổ công nghiệp thịt sau khi giết mổ làm mát mới đưa ra thị trường tiêu thụ. Trong khi đó ở Việt Nam, thịt tươi được bán ở các chợ truyền thống là chủ yếu, chiếm 80% thị phần, khó đảm bảo vấn đề ATTP.
Theo các chuyên gia, ATTP liên quan đến 5 khâu: Sản xuất nhập khẩu, vận chuyển - bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm. Để có thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng thì tất cả các khâu nói trên đều cần phải được người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm thực hành bảo đảm vệ sinh.
Hiện nay, tại Việt Nam, thịt gà nội chiếm 55%, gà nhập chiếm 45%. Còn thịt lợn ngoại bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ năm ngoái với giá cạnh tranh và vẫn gia tăng ấn tượng về số lượng. Đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa thịt nội với thịt ngoại về chất lượng, giá bán mà phần thua nghiêng về phía người chăn nuôi trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước đang gặp nhiều bất lợi; bởi, dù có đầu tư công nghệ hiện đại nhưng lại không có đủ nguồn sản phẩm cho chế biến khi vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi còn khá lỏng lẻo và chưa có hiệu quả.
>> Hiện nay, trên thị trường thịt bò đông lạnh nhập khẩu được cung cấp nguyên cây hoặc các nhà cung cấp có thể cắt lát đóng gói trọng lượng từ 500 g trở lên theo nhu cầu người tiêu dùng. Giá thịt bò đông lạnh cũng không quá cao. Cụ thể: thịt bò Australia loại ba chỉ khoảng 150.000 - 275.000 đồng/kg, thịt nạc vai 330.000 - 395.000 đồng/kg, thịt nạc mông 270.000 đồng/kg, thịt thăn 320.000 - 490.000 đồng/kg...
 
ĐTK tổng hợp
Ðọc thêm..